Cô gái nghèo Tây Ninh bị nhà nội khước từ trở thành người nổi tiếng

Theo vietnamnet.vn| 26/08/2019 07:53

Mẹ mất, bố không nhìn nhận, Ngọc (Tây Ninh) bỏ học đi làm công nhân. Hai năm sau, cô quyết tâm đi học lại để vượt qua cái nghèo.

Lily Chen tên thật là Trần Kim Ngọc năm nay 24 tuổi, quê Bến Cầu, Tây Ninh. Tối 2/8, được gọi tên trong ngôi vị á quân 1 Tình Bolero 2019, nước mắt cô rưng rưng vì hạnh phúc. Đến chia vui cùng cô hôm đó có bà ngoại, dì và em trai họ. 

Ôm bó hoa tươi thắm và chiếc cúp được ban tổ chức trao tặng trên tay, Ngọc khoe với bà ngoại: ‘Con làm được rồi ngoại ơi. Tới đây, con sẽ được đi hát ở sân khấu lớn. Con cảm ơn ngoại. Nhờ ngoại mà con mới có ngày hôm nay’.

Đứa trẻ bị nhà nội khước trừ

Chiều ngày 21/8, TP.HCM mưa tầm tã. Có hẹn với người viết, Ngọc trang điểm nhẹ, mặc chiếc đầm bó sát, mang áo mưa đến gặp. Trong quán cà phê nhỏ ở quận 4, cô gọi một chiếc bánh mỳ và ly nước mát lót dạ để 6 giờ chiều đi hát ở sự kiện.

Ngoài trời, từng giọt mưa rơi tí tách. Ngồi trong quán, hai mắt Ngọc đỏ au khi kể câu chuyện của mình.

Cô gái nghèo Tây Ninh bị nhà nội khước từ trở thành người nổi tiếng
Ngọc cho biết, chính vì có những ngày tháng nghèo khó bên ngoại và những lần ăn cơm từ thiện, mặc đồ thừ thiện đã có cô ngày hôm nay. Ảnh: NVCC.

Cô là kết quả của mối tình không hạnh phúc của ba và mẹ. 24 năm trước, cuộc sống ở nhà chồng quá cực khổ, sinh con gái được mấy tháng, mẹ Ngọc bỏ về nhà mẹ đẻ sống. Ba Ngọc nhất định không trao con nhỏ cho vợ. Mẹ Ngọc phải nhờ người quen, hàng xóm đến nhà chồng ‘bắt’ con gái về nuôi. Từ đó, cô bị nhà nội khước trừ.

‘Trong giấy khai sinh của tôi không có tên của ba. Đổi lại, tôi được mẹ, ông bà ngoại, các cậu dì rất thương’, Ngọc nhớ về quá khứ.

Mọi rắc rối bắt đầu từ khi Ngọc đến tuổi đi học. Cô bị bạn bè hắt hủi, trêu là đứa trẻ không cha. Dù thế, cô không thấy tự ti, mà cố gắng học thật giỏi và nuôi giấc mơ trở thành ca sĩ bằng cách tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường lớp và địa phương.

‘Nhiều khi, nhìn các bạn có ba, được ba chở đi chơi, đi học, tôi thèm lắm. Nhưng mẹ không bao giờ nhắc về ba, dù tôi hỏi rất nhiều’, Ngọc nhớ lại.

Thông qua các cậu, dì, bà ngoại và những người hàng xóm, bé Ngọc khi đó biết được, nhà nội và nhà ngoại ở cùng làng. ‘Tôi vui lắm. Tôi đinh ninh sẽ đến lớp, tự hào nói với các bạn: ‘Mình cũng có ba đó. Ba mình đang ở cạnh mình’, cô gái sinh năm 1995 nhớ lại.

Cô gái nghèo Tây Ninh bị nhà nội khước từ trở thành người nổi tiếng
Ngọc cho biết, trong đám tang ba hai năm trước, cô cũng về để dự, nhưng nhận được những ánh mắt tò mò của nhiều người khi nhìn cô là đứa con rơi của ba. Tuy nhiên, hiện cô không còn giận ba và nhà nội nữa. Ảnh: NVCC.

Niềm vui của cô vụt tắt khi gặp ba và bà nội ở chợ. Họ lảng đi khi thấy đứa trẻ 10 tuổi chăm chăm nhìn mình. Mẹ đang đi làm xa. Cô chạy thật nhanh về nhà sà vào lòng bà ngoại mếu máo và biết rằng, ba không cần mình.

14 tuổi, làm hồ sơ giả đi làm công nhân

Năm Ngọc 13 tuổi thì mẹ mất. Cũng năm đó, ông ngoại cô qua đời, để lại một món nợ lớn cho vợ con. Sau đám tang chồng, bà ngoại Ngọc bán hết tài sản để trả nợ. Hơn 60 tuổi, bà phải sống trong căn nhà rách toác, cơm không đủ ăn và phải đi làm thuê để trả nợ, nuôi cháu ngoại.

‘Lúc đó, tôi chỉ ước ba đến đón mình về nuôi, cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được. Nhưng ba chỉ đến dự đám tang mẹ xong rồi không đến nữa. Năm học cuối cấp hai, tôi cần phải có bằng vi tính để nộp cho trường. Ngoại không có tiền cho tôi học. Tôi gọi cho ba xin. Ba nói ra quán cà phê chờ, 2 giờ sau ba sẽ mang đến cho. Vậy mà, ba để tôi chờ mãi’, Ngọc kể, giọng nghẹn ngào.

Từ lúc đó, cô nữ sinh cấp hai hận ba và thấy cuộc sống của mình trở nên bế tắc, như không có lối ra. Hết lớp 9, Ngọc nghỉ học để đi làm thuê phụ kinh tế với ngoại.

Chưa đủ tuổi để vào xí nghiệp làm công nhân, Ngọc lấy chứng minh thư của dì, dán hình mình vào để làm hồ sơ ứng tuyển. Qua được các vòng phỏng vấn, cô trở thành nữ công nhân dù đang ở tuổi trẻ vị thành niên. ‘Các thầy cô luôn gọi động viên, khuyên tôi nên đi học lại. Nhưng lúc đó, tôi chỉ ước mình kiếm thật nhiều tiền giúp ngoại, giúp cuộc sống của mình khá lên’, Ngọc nói.

Cô gái nghèo Tây Ninh bị nhà nội khước từ trở thành người nổi tiếng
Lily Chen bên bà ngoại trong đêm chung kết. Ảnh: NVCC.

Tuổi 16, Ngọc nhận ra, con đường mình chọn chưa đúng. Cô quyết định về quê, đến trường cấp ba xin học lại. Con đường phía trước có nhiều chông gai, nhưng cô tự động viên, chỉ cần mình cố gắng, chăm chỉ và có tình yêu của ngoại vun đắp, cô sẽ làm được.

Buổi sáng, Ngọc mặc chiếc áo dài trắng, mang cặp sách đạp xe đến trường đi học. Chiều và các ngày nghỉ, cô cùng bà ngoại đi cạo mủ cao su, nhặt hạt điều, cấy lúa kiếm tiền cơm, mua đồ dùng học tập.

‘Tôi chỉ phải lo tiền ăn và tiêu vặt. Quần áo, thì có đoàn từ thiện phát cho. Cứ ngày 23 tháng chạp hàng năm, tôi nhận quần áo một lần. Đồ cũ nhưng mặc được. Lúc đó, bà cháu tôi còn được cho cả đồ ăn, quà bánh nữa’,

Tình cờ được làm ca sĩ

Năm 2015, Ngọc thi đậu vào ngành dược của một trường đại học tại TP.HCM. Chia tay ngoại, cô lên thành phố nhập học. Để có tiền trang trải sinh viên, Ngọc làm thêm nhiều việc khác nhau.

Một lần, cô đi làm PG cho một nhãn hàng thì gặp được một người làm truyền thông. Thấy cô sinh viên có khuôn mặt sáng, cao 1m70, người này giới thiệu cho đi đóng phim, chụp hình quảng cáo, tham gia các sự kiện nghệ thuật. Công việc cho Ngọc thu nhập tốt, nhưng đổi lại việc học dược lại dang dở. Hiện Ngọc đã tạm hoãn việc học để tập trung cho việc ca hát.

Cô gái nghèo Tây Ninh bị nhà nội khước từ trở thành người nổi tiếng
Ngọc trong một lần đi sự kiện. Ảnh: NVCC.

Nói về lý do có giấc mơ làm ca sĩ nhưng lại đi học dược, Ngọc cho biết, năm 2008 mẹ cô qua đời vì bệnh suy thận mãn tính. Cô muốn học dược để sau này có thể chữa bệnh, bốc thuốc cho người nghèo nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên dự định con dở dang.

Năm 2018, Ngọc cùng bạn đi thi solo chương trình Tình Bolero và được ban tổ chức mời vào thử giọng. Với chất giọng ngọt ngào, gương mặt sáng Ngọc được nhận tấm vé vào vòng trong.

Ngọc cho biết, hai năm trước bố cô đã mất vì tai nạn giao thông. Đến nay, cô không hận ông nữa. ‘Có lẽ ba không nhận tôi là có nỗi khổ riêng. Tôi được như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều anh chị, cô dì và ánh mắt dõi theo của bà ngoại ở quê. Tôi muốn nói lời cảm ơn mọi người’, Ngọc nói.

Cô cũng cho biết, vì là tay ngang đi hát, vì thế, tới đây cô sẽ luyên thanh, học nhạc, kỹ thuật hát để bước đi của mình được vững hơn.

Thầy Phan Văn Sang, phó hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Bến Cầu, Tây Ninh) cho biết, Ngọc học lớp 11 và lớp 12 ở trường. Hai năm liền, Ngọc là học sinh khá giỏi. ‘So với các em cùng trang lứa, em là học sinh lớn tuổi hơn, nhưng em ấy không vì thế mà mặc cảm. Suốt thời gian học ở trường, em ấy học rất năng nổ, tích cực tham gia các hoạt đồng của trường, lớp, nhất là các chương trình văn nghệ’, thầy Sang nói.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Huyện Thường Tín đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
    Sáng 28/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sau 4 năm nỗ lực, huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực, hạ tầng ngày càng khang trang, đời sống người dân được nâng cao.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Cô gái nghèo Tây Ninh bị nhà nội khước từ trở thành người nổi tiếng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO