Chuyện về những tân sinh viên nghèo

Đặng Đức| 19/09/2018 15:43

Mới đây, một người bạn mà tôi quen đã lâu giới thiệu người cháu - một tân sinh viên, tới ở ghép cùng. Thoạt đầu tôi có ý ngần ngại, chần chừ... Thế nhưng khi tiếp xúc lần đầu với cậu tân sinh viên tên Hùng, tôi đã đồng ý…

 Từ một tỉnh miền Tây lên nhập học tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM vừa được 1 tuần, Hùng đã nhanh chóng hối thúc người cô ruột của mình xin cho một công việc làm thêm, bởi theo như Hùng tâm sự thì do hoàn cảnh kinh tế gia đình nghèo túng, đất đai ruộng vườn không có, cha mẹ phải lên thành phố bán buôn, kết hợp làm thuê làm mướn kiếm kế sinh nhai. Vì vậy trước khi nhập học Hùng đã xác định phải ngay tức thì đi làm thêm để lấy tiền tự nuôi bản thân mình trước đã. 

Chuyện về những tân sinh viên nghèo
Ngoài phục vụ quán cơm Hương còn chăm chỉ làm thêm việc dọn dẹp nhà cửa.
Đúng như mong muốn của Hùng, người cô đã xin được công việc phụ quán bán đồ ăn sáng cho Hùng. Buổi sáng Hùng đi làm thêm, buổi trưa về nhà ăn uống nghỉ ngơi mấy tiếng, sau đó 12h30 chiều tới trường học tập. Công việc không quá vất vả song Hùng thu được khoản tiền công là 85.000 đồng/ngày. Nếu không bận gì và làm đủ 30 buổi/tháng thì số tiền Hùng kiếm được là khá đáng kể, khoảng gần 3 triệu đồng. Với số tiền kiếm được ấy, ngoài việc chi trả tiền trọ 500.000 đồng/tháng, khoản còn lại Hùng cũng chi tiêu tạm đủ cho sinh hoạt ăn uống... Hùng bảo: “Vừa bước vào năm học mới bài vở còn chưa nhiều, học hành còn chưa nặng nên việc đi làm thêm của em không ảnh hưởng nhiều. Nay mai, nếu chương trình học nặng, vất vả hơn em sẽ thu xếp mỗi ngày làm thêm ít giờ hơn để dành cho học hành...”.

Cũng giống như Hùng, thi thoảng ngồi uống cafe tại một quán hàng trên đường Hoàng Diệu 2, quận Thủ Đức, TP.HCM, tôi bắt gặp một cậu sinh viên phục vụ, dáng người nhỏ thó, tính tình hiền lành. Qua mấy lần chào hỏi xã giao với đôi ba câu chuyện, tôi được biết cậu ta tên Tuấn, quê Quảng Ngãi, vừa mới là tân sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Tuấn kể, nhà quá nghèo, ba mẹ làm nông, năm được mùa, năm thất bát triền miên nên kinh tế thiếu đói, nên khi biết tin đỗ đại học đã phải “xác định” là tự kiếm tiền để đi học, còn chỉ bí lắm thì mới dám nhờ vả tới ba mẹ... Qua trò chuyện tôi được biết, Tuấn thuê trọ cách trường học có 800 mét, và cách quán cafe làm thêm buổi tối cũng chỉ 500 mét, vì thế việc đi học đi làm đều thuận tiện. Theo Tuấn cho hay thì tiền công bưng bê cafe chỉ là 15.000 đồng/giờ, nhưng bù lại công việc nhẹ nhàng, không quá vất vả. Giai đoạn đầu năm học mới này, Tuấn “cày ải” khá nhiều, khi buổi sáng đi học về, vội vàng ăn trưa xong là tới quán làm luôn. Thời gian làm tính từ 13 giờ chiều kéo dài cho tới 22 giờ khuya, nghĩa là 9 tiếng đồng hồ. Với khoảng thời gian “cày ải” đó, mỗi ngày Tuấn kiếm được 135.000 đồng, và nếu chịu khó làm đủ ngày, mỗi tháng số tiền kiếm được là hơn 4 triệu đồng.

Lê Hương - tân sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, quê Quảng Nam, sau mỗi buổi học thường tranh thủ tới một tiệm cơm tấm gần khu trọ để bưng bê khoảng 3 tiếng đồng hồ, với mức thù lao là 20.000 đồng/tiếng. Hương kể, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, khi cha bệnh triền miên, mẹ phải gồng gánh lo toan cho cả cha chữa bệnh và 4 anh chị em ăn học. Vì vậy, nếu không đi làm thêm kiếm tiền thì chỉ có nước là... nghỉ học, chứ mẹ không thể lo nổi. Được biết, ngoài thu nhập khoảng 60.000 đồng/buổi/3 tiếng làm ở quán cơm tấm, buổi chiều Hương còn nhận lau dọn nhà cửa cho một gia đình giàu có kế sát ngay chỗ Hương thuê trọ, với tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 giờ. Tiền công của mỗi buổi đi lau dọn nhà cửa như vậy cũng mang tới cho Hương 100 ngàn đồng. Theo Hương cho biết thì số tiền kiếm được cũng tạm đủ chi trả cho tiền trọ, tiền ăn tiêu sinh hoạt của bản thân, và khi biết con mình vừa tới thành phố đã tự kiếm được những đồng tiền chân chính, không nhờ vả tới gia đình, cha mẹ Hương đã rất vui, tự hào vì con gái chăm chỉ, có chí, biết thương cha mẹ...

Tân sinh viên con nhà nghèo nói riêng, cũng như các bạn sinh viên nói chung đi làm thêm để lấy tiền lo toan, trang trải cho học tập, cho cuộc sống của mình là rất đáng quý, đáng trân trọng. Tuy nhiên, mong rằng các bạn đừng quá ham lao vào kiếm tiền để rồi sao nhãng học hành... 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện về những tân sinh viên nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO