Chuyên gia Chống độc Bệnh viện Bạch Mai: Không có cách nào giải độc thủy ngân tại chỗ

Theo vtc.vn| 03/09/2019 16:07

"Không có cách nào giải độc thủy ngân tại chỗ, tốt nhất là sơ cứu rồi gấp rút chuyển tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời", Chuyên gia Chống độc cho biết.

Chiều 30/8, thông tin về mối lo ngại đối vớisức khỏe người dân xung quanh vụ cháy tại Công ty Rạng Đông (Thanh Xuân, Hà Nội), ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong sáng nay, bệnh viện có tiếp nhận 2 người dân khu vực gần vụ cháy tới thăm khám, xét nghiệm.

Ngoài ra, 10 phóng viên trực tiếp tham gia tác nghiệp hiện trường vụ cháy cũng đến xét nghiệm máu với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Theo BS Nguyên, tổng số 12 người đến khám đều có chung biểu hiện là đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Dựa vào thăm khám trực quan ban đầu, tất cả các trường hợp trên đều đang ổn định, không có triệu chứng quá đặc biệt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng và có nguy hại tới sức khỏe hay không còn chờ vào kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu.

Chuyen gia Chong doc Benh vien Bach Mai: Khong co cach nao giai doc thuy ngan tai cho hinh anh 1

 ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên chia sẻ với báo giới.

“Nếu bị ngộ độc thì đây là ngộ độc kim loại, nên cũng rất khó để có những biểu hiện cụ thể. Nên để đánh giá chính xác, phải chờ kết quả xét nghiệm. Chúng tôi sẽ cố gắng để có thông tin sớm nhất cung cấp cho báo chí”, bác sĩ Nguyên nói.

Cũng theo bác sĩ Nguyên, đứng về phía chuyên môn y tế, trong một vụ cháy sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm độc khác nhau phụ thuộc vào môi trường, cơ sở sản xuất và đặc thù sản phẩm… Bởi vậy, trong nhiều trường hợp mà nạn nhân có thể bị ngộ độc khí (CO), hơi nóng, hay nguy cơ nữa cũng cần tính đến là ngộ độc thủy ngân.

Do đây là cơ sở sản xuất bóng đèn, thủy ngân ở trong môi trường nóng, cháy sẽ bốc hơi sản sinh ra các khí độc gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyên, người dân cũng cần phải thật bình tĩnh, bởi ngộ độc thủy ngân phải tính đến rất nhiều các yếu tố như: Nồng độ, thời gian tiếp xúc, môi trường khép kíp hay không khép kín hay thậm chí là chiều gió…

Ngoài ra, nếu ngộ độc, nguy cơ cao nhất, dễ bị ảnh hưởng nhất bao gồm: Lính cứu hỏa, công nhân trực tiếp tham gia cứu hỏa, hít phải hơi nóng, sau đó là trẻ em, người già, người đang mắc bệnh có xu hướng cần phải hít thở nhiều…

“Không thể khẳng định được tất cả mọi người tại chỗ hay ở xa đểu nhiễm thủy ngân. Tất nhiên nguy cơ ngộ độc sẽ có nhưng có thể cao hoặc thấp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao như lính cứu hỏa, công nhân hay người dân trực tiếp tham gia cứu hỏa, người ở lâu trong môi trường cháy, hít nhiều phải khí hơi nóng nên đi kiểm tra sức khỏe”, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Không có cách nào có thể giải độc thủy ngân tại chỗ

Theo BS Nguyên, khi phát hiện người nghi nhiễm độc thủy ngân việc đầu tiên cần làm là phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi môi trường khí độc. Sau đó tiến hành rửa da, mắt bằng nước sạch tại chỗ. Có thể dùng nước lọc, nước máy… Rồi đưa nạn nhân tới cơ sở y tế nơi gần nhất để được thăm khám, điều trị.

BS Nguyên cũng cho biết, hiện nay, không có cách nào có thể giải độc thủy ngân tại chỗ. Cách tốt nhất là sơ cứu nạn nhân như trên rồi gấp rút chuyển người đó tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

“Tại bệnh viện, sẽ có rất nhiều cách để giải độc thủy ngân. Trong đó, phổ biến và khá hiệu quả là thuốc giải độc. Do vậy, cách tốt nhất là nhanh chóng sơ cứu rồi chuyển nạn nhân tới bệnh viện”, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Cũng theo bác sĩ Nguyên, mối nguy hại nhiễm độc thủy ngân tại nhà dễ gặp nhất đó là thủy ngân trong nhiệt kế, vỡ ra rồi gây độc. Tuy nhiên, nguy cơ này cũng không cao, kể cả việc người nuốt nhầm phải thủy nhân trong nhiệt kế, trừ trường hợp mắc bệnh về tiêu hóa hoặc nuốt quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ, chảy ra ngoài, người dân tuyệt đối không được dùng máy hút. Bởi quá trình hút sẽ làm nóng, dễ gây ngộ độc. Chúng ta có thể loại bỏ thủy ngân bằng cách gạt hoặc quét đi”, bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Về việc nguy cơ nhiễm độc của người dân xung quanh vụ cháy Công ty Rạng Đông, bác sĩ Nguyên cho biết, hiện tại tất cả chỉ mang tính chất dự đoán, để khẳng định chính xác, cần phải có kiểm tra, đo lường về môi trường, chất lượng không khí, nguồn nước…

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Chuyên gia Chống độc Bệnh viện Bạch Mai: Không có cách nào giải độc thủy ngân tại chỗ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO