Lê Quốc Vinh - Chủ tịch LE Group of Companies|20/06/2022 07:20
Nếu nhìn vào con số thống kê của Viện nghiên cứu Pew (Pew Research Center), số lượng ấn bản báo chí ở Hoa Kỳ tiếp tục sụt giảm khoảng 6% mỗi năm (số liệu 2020), trong khi thuê bao phiên bản điện tử tăng từ 26% đến 38%, tùy cách tính. Tạp chí Forbes cho rằng, với tình hình kinh tế suy thoái do đại dịch Covid-19, tình trạng báo chí in còn khó khăn hơn, doanh thu từ quảng cáo trên báo in giảm khoảng 30%. Lấy dữ liệu của Hoa Kỳ, nơi có các thông số khá minh bạch để hiểu rằng tình trạng báo in toàn cầu đều tiếp tục khó khăn.
Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hầu như các sạp báo đều đã vắng bóng. Rất khó có thể tìm mua một tờ báo hay tạp chí in trên đường phố, điều mà cách đây không lâu là “đặc sản” của thị trường báo chí nước nhà.
Tuy nhiên, ở một chiều hướng khác, mới đây, tập đoàn Ringier (Thụy Sỹ) nhận định: “Công nghệ kỹ thuật số không còn được coi là mối đe dọa đối với các phương tiện in ấn - nó là động lực định hình việc tạo ra nội dung và hỗ trợ phân phối nội dung. Nhiều nhà xuất bản không phân biệt giữa báo in và truyền thông kỹ thuật số và tiến hành thành công các hoạt động bổ trợ trong cả hai lĩnh vực. Nó cho phép họ đa dạng hóa các nguồn doanh thu và tăng cường sự hiện diện của họ trên thị trường truyền thông. Hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi và những đổi mới trong kinh doanh giúp ngành tiếp tục phát triển”.
Công nghệ số đang định hình lại thị trường báo chí, một mặt thúc đẩy tiến trình số hóa báo chí, nhưng mặt khác cũng giúp báo chí in tìm ra những giá trị riêng biệt và chỗ đứng vững chắc hơn trong phân khúc của riêng mình. Còn chúng ta mỗi ngày phải đối mặt với câu hỏi chuyển đổi số như thế nào để khai thác đúng xu thế đó. Báo chí văn nghệ cũng không là ngoại lệ.
Phóng viên tác nghiệp. Ảnh: Tiền Phong
Trước tiên, cần phải hiểu rằng chuyển đổi số trong báo chí không đơn thuần là đưa báo chí lên các nền tảng số. Đó là việc hợp lý hóa quy trình sản xuất và kinh doanh báo chí bằng các công nghệ số, giảm chi phí xuất bản cuối cùng và tăng khả năng cạnh tranh cho các cơ quan báo chí. Đương nhiên, nó cũng bao hàm ý nghĩa giải quyết nhu cầu tiếp cận nội dung theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu trải nghiệm của nhiều nhóm đối tượng độc giả trên các môi trường số.
Chuyển đổi số quy trình sản xuất báo chí ngày hôm nay bắt đầu từ khâu tiếp nhận nội dung, kiểm chứng và xử lý thông tin, biên tập, thiết kế và xuất bản đa phương tiện. Nếu như ở nhiều cơ quan báo chí, bộ máy phóng viên, biên tập đã được làm quen với hệ thống công nghệ quản trị nội dung, nơi mà mỗi cá nhân được phân quyền thực hiện những tác vụ nhất định trong khâu xuất bản, thì ở những tờ báo chuyên ngành văn hóa, văn nghệ, vẫn còn lệ thuộc vào những nhân tố bên ngoài như cộng tác viên, tác giả - những người không bị ràng buộc vào quy trình số của tòa soạn. Bài viết của họ có thể dưới bất kỳ định dạng nào, từ bản in đến viết tay, hoặc là các tệp tin thiếu chuẩn mực chính tả và cấu trúc phục vụ hệ thống CMS. Điều này dẫn đến những yêu cầu công nghệ phù hợp nhằm đơn giản hóa khâu nhập liệu và định dạng lại bản ghi, như công nghệ picture-to-text (chuyển bản chụp thành chữ viết) hay speech-to-text (chuyển lời nói thành chữ viết), hoặc giải pháp kiểm tra đạo văn hay bản quyền tác giả.
***
Chuyển đổi số cũng có nghĩa là xây dựng các nền tảng và kênh xuất bản dựa trên sự thấu cảm với nhu cầu nội dung, thói quen tiếp cận nội dung của bạn đọc. Lựa chọn kênh xuất bản không thể là sự a dua theo xu hướng thời thượng, mà là tìm kiếm giải pháp phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất. Thế giới số làm thay đổi thói quen và phong cách đọc, cũng đồng thời phân hóa đối tượng bạn đọc thành rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau, cơ quan báo chí buộc phải mở rộng sang các nền tảng mới để thích ứng với sự thay đổi này. Nếu như, với các cơ quan báo chí chính trị xã hội, hầu hết bạn đọc sẵn sàng chuyển đổi sang các nền tảng số, thậm chí thỏa mãn nhu cầu thông tin qua một vài dòng trên mạng xã hội, thì người đọc của báo chí văn nghệ sẽ không nhanh chóng từ bỏ các nền tảng truyền thống. Tiếng sột soạt của giấy in vẫn mang lại cảm giác dễ chịu khi họ đọc các bài tản văn, những vần thơ hay truyện ngắn. Ngược lại, giới trẻ và những người bận rộn bắt đầu quan tâm đến các phương tiện sách nói hoặc siêu văn bản tương tác (responsive) trên điện thoại di động.
Trong một bài viết trên trang Ring Publishing, Tập đoàn Ringier Axel Springer Polska nói rằng, sự chuyển đổi kỹ thuật số trong xuất bản là một phản ứng đối với những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng và sự phổ biến ngày càng tăng của các thiết bị di động được sử dụng như một nguồn thông tin hằng ngày. “Công nghệ kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng trong ngành xuất bản và không có dấu hiệu cho thấy xu hướng này có thể thay đổi”. Như vậy, chuyển đổi số cũng đồng nghĩa với việc báo chí sẽ tạo ra môi trường làm việc, sáng tạo nội dung, biên tập, quản trị và xuất bản thích ứng với điện thoại di động ra sao.
***
Tuy vậy, chuyển đổi số là một quá trình. Sẽ không có một mô hình chuẩn mực nào cho tất cả các cơ quan báo chí. Nó phụ thuộc vào mức độ trưởng thành số của đội ngũ nhân sự, nguồn lực tài chính, và đặc biệt là áp lực thay đổi từ bạn đọc. Đầu tư cho một hệ thống công nghệ quản trị đồng bộ từ quản lý công việc, nhân sự đến xuất bản đa nền tảng sẽ là không cần thiết đối với một tòa soạn quy mô nhỏ, hướng vào một tệp khách hàng hạn chế. Ngược lại, với những tòa báo có lực lượng đông đảo, hướng tới nhiều đối tượng độc giả, phân phối nội dung với một quy mô rộng lớn, thì áp lực chuyển đổi sang các phương tiện vận hành số là điều bắt buộc.
Nhưng, thay đổi sang phương pháp tư duy số và một nền văn hóa số là cần thiết đối với bất cứ tòa soạn nào. Điều này có nghĩa là chúng ta cần áp dụng một quy trình làm việc, giao tiếp, ra quyết định, phê duyệt và điều hành tòa soạn bằng các giải pháp và công cụ số, đơn giản hóa, nhanh chóng và loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết. Sẽ rất khập khiễng khi chúng ta theo đuổi các nền tảng truyền thông số mới dành cho độc giả, trong khi phong cách làm việc vẫn xưa cũ, máy móc và nặng nề về thủ tục hành chính.
Có một câu hỏi muôn thuở: Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu từ khách hàng, bằng sự thấu hiểu nhu cầu trong tiến trình thay đổi của bạn đọc và khách hàng nội bộ - đội ngũ nhân sự và cộng tác viên báo chí. Tìm ra giải pháp ứng dụng số thuận tiện nhất, đơn giản nhất, nhanh chóng nhất để bộ máy hoạt động trơn tru, dễ dàng, thuận lợi chính là chuyển đổi số. Chuyển đổi số nhiều khi chỉ là lựa chọn một giải pháp giao tiếp, xử lý thông tin hữu hiệu nhất cho tòa soạn.
Chuyển đổi số là hướng tới hiệu quả chứ không nên là gánh nặng và áp lực quá lớn. Nó là một tiến trình dài hạn, từng bước theo sự phát triển của công nghệ và thị trường. Chúng ta có thể bắt đầu chuyển đổi số từ những khâu nhỏ nhất là số hóa sản phẩm báo chí, và giải bài toán mô hình kinh doanh của cơ quan báo chí - tiếp cận khách hàng trên nền tảng số, tiếp thị và bán sản phẩm báo chí văn hóa của chúng ta đúng với đối tượng mục tiêu, đa dạng hóa nguồn thu cho cơ quan báo chí.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
“Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định mọi quyền lợi về lương hưu, trợ cấp và bảo hiểm y tế sẽ được bảo đảm đầy đủ, kịp thời, không bị gián đoạn khi chuyển chính quyền 2 cấp.
Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 sẽ được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm Thủ đô Hà Nội với chương trình diễu binh, diễu hành có quy mô khoảng 30.000 người.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025)
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo tạm dừng đón khách tại ba điểm di tích trên địa bàn nhằm phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các công trình di sản.
Ven bờ sông Tô Lịch của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, có một ngôi đền chứa đựng sự cổ kính và phản ánh rõ nét thẩm mỹ truyền thống của kiến trúc đền miếu Bắc Bộ - đó chính là đền Kim Giang.
Sáng ngày 3/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức Hội nghị thông qua các nội dung chuẩn bị Đại hội.
Những ngày đầu tháng 7/2025, tại điểm phục vụ hành chính công của phường Cửa Nam, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, cho thấy tinh thần phục vụ nhân dân đang được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1407/QĐ-TTg ngày 28/6 về việc quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể.
Vùng đất xứ Đoài địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa của Thủ đô như huyện Đan Phượng trước kia, nổi tiếng với ẩm thực đậm nét truyền thống, như: Nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, bánh tẻ Liên Hà, bánh gio Liên Hồng hay cháo se Hạ Mỗ… Bánh gấc Tân Lập nay thuộc xã Ô Diên - là thứ bánh gói trọn trong đó là sắc đỏ rực rỡ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và viên mãn trong văn hóa dân gian. Mỗi chiếc bánh là kết tinh của đất, của trời, và trên hết là của bàn tay người thợ quê cần mẫn đang từng ngày gìn giữ hương vị dân gian giữa lòng phố thị hiện đại.
UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND về Thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Hà Nội" ngành thủ công mỹ nghệ năm 2025 và Tổ thư ký giúp việc Hội đồng.
Sáng 1/7, HĐND phường Ba Đình tổ chức Kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà dự và chỉ đạo tại Kỳ họp.
Trung tâm Phục vụ Hành chính công Hà Nội vừa có Thông báo số 190/TB-TTPVHCC về công khai các Điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các Chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.