Chuyện cũ về cái nghèo qua một từ đã mất

NguyễnThông| 29/06/2017 15:22

Trong từ điển cũng như đời sống bây giờ, từ “bẫn” không còn nữa, thành tử ngữ, nếu có ai nhớ, nó cũng chỉ như một thứ ký ức buồn.

Hôm trước ăn cá kho, nồi cá nục kho với khế, với dưa chua thật ngon, tôi theo thói quen của kẻ nghèo khó còn cố quẹt quẹt đáy nồi. Vợ con thấy vậy cười bảo ông bố nhà này cả đời chả bao giờ giàu được là phải. Ngẫm “chúng hắn” nói đúng, mình khó mà “tự diễn biến” thay đổi bởi cái nghèo đã ngấm vào máu rồi, chỉ có đi thay máu thì may ra… Bần thần ngắm cái nồi cá còn trơ đáy, nhớ đến một chữ đã từng đi theo mình suốt thời niên thiếu, và cả sau này nữa.

Tôi lật giở hết các từ điển tiếng Việt, cả sách giấy lẫn sách điện tử để truy tìm chữ “bẫn” (bờ ân bân ngã bẫn) nhưng tuyệt nhiên không có, chỉ thấy bần (bần thần…), bẩn (bẩn thỉu, ở bẩn…), bấn (bấn bíu, bấn xúc xích…), bận (bận rộn, bận bịu…). Không có “bẫn”. Trong tiếng Việt, dấu ngã không hề lép vế so với các dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, nặng, nhưng riêng trường hợp này thì không có ngã. Nhưng tôi cứ khăng khăng là có. Cái chữ “bẫn” ấy đã từng tồn tại khá phổ biến ở vùng quê tôi duyên hải Hải Phòng, thậm chí mở rộng ra cả nhiều tỉnh thành khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Vì không có trong từ điển nên tôi đành phải giải nghĩa. “Bẫn” để chỉ thứ vụn vặt, vụn, không mấy giá trị, như đồ bỏ đi. Đó là một dạng rác, phế thải, phế phẩm. Giữ lại chẳng đáng, dùng cũng chả có giá trị gì mấy, chỉ có điều không nỡ vứt, bỏ thì tiếc. Nói tóm lại, khi cuộc sống trở nên giàu có, sung túc rồi thì thứ bẫn ấy tự nó mất đi. À, ra vậy, nó không tồn tại trong thực tế nên nó không còn trong từ điển. Qua sự phát triển, thay đổi của ngôn ngữ, chúng ta cũng có thể hình dung một cách khá cụ thể cuộc sống đã chuyển động, biến thiên như thế nào.

Liên quan đến chữ “bẫn” là cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn. Chữ “bẫn” gắn với thực phẩm, với bữa ăn của gia đình nghèo. Hồi những năm 60 - 70 thế kỷ trước ở miền Bắc, hầu hết hộ nông dân là hộ nghèo. Hai bữa cơm hằng ngày chủ yếu chỉ có cơm độn khoai sắn ăn với rau. Rau là món chủ lực. Họa hoằn có tí cá tí thịt. Cũng là đồng bằng nhưng cá tôm không nhiều như ở miền Nam mà tôi chứng kiến sau này. Mua mớ cá vài hào hoặc hơn đồng bạc nếu nấu riêu chỉ một bữa là hết, đem kho thì mới kéo dài được đôi ba lần dọn cơm, cho có chút tanh tưởi (bu tôi hay dùng chữ này). Khi kho phải kèm, phải độn thứ sẽ thành “bẫn” vào, một phần cá kéo theo hai phần dưa chua, khế, cà chua, củ cải, riềng… Nếu nhà có khách, phần cá được gắp riêng ra đãi khách, còn bọn trẻ con hoặc người khác trong nhà ráng nhịn miệng, chỉ ăn phần phụ phẩm, gọi là “bẫn cá”.

Từ ghép “bẫn cá” nhập vào bộ nhớ chúng tôi như vậy. Nấu nướng mãi kiểu đó thành quen. Kho cá mà không có “bẫn” cứ cảm thấy thiếu thiếu thế nào ấy. Hồi những năm 90 dù sống ở Sài Gòn, cuộc sống đã khá hơn trước rất nhiều nhưng ông bạn tôi, thầy giáo Nguyễn Văn Vy cứ kho cá là phải có bẫn. Lão bảo ăn bẫn có khi còn ngon hơn cá. Dư vị, thói quen của một thời thiếu thốn, đói nghèo không dễ quên được.

Trong từ điển cũng như đời sống bây giờ, từ “bẫn” không còn nữa, thành tử ngữ, nếu có ai nhớ, nó cũng chỉ như một thứ ký ức buồn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện cũ về cái nghèo qua một từ đã mất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO