Chương trình "Nhớ lời Bác dặn" nhân kỷ niệm 49 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ

Thanh Giang (TTXVN)| 30/08/2018 10:49

Chương trình “Nhớ lời Bác dặn” đã diễn ra trang trọng tối 29-8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chương trình
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Đây là chương trình đặc biệt do Báo Nhân Dân tổ chức nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 (1945-2018) và 49 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ ngày Người đi xa (1969-2018).

Đến dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước.

Đến dự còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, Hà Nội và các địa phương.
Chương trình
Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân nêu rõ: Cách đây 49 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào cõi vĩnh hằng, trong niềm tiếc thương vô hạn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cùng bạn bè quốc tế. Người ra đi để lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn Đảng, toàn dân, toàn thể bộ đội, các cháu thiếu niên nhi đồng trong Bản Di chúc thiêng liêng bất hủ, với những lời căn dặn đầy trách nhiệm, yêu thương, tin cậy và trao gửi thế hệ mai sau.

Bản Di chúc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo cách mạng, phương hướng phát triển của dân tộc, thể hiện cô đọng nhân cách của vị lãnh tụ, anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. Di chúc kết tinh những giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng. Trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn văn đều là kết quả của suy ngẫm, chắt lọc, phong cách, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của Người. Đó là văn kiện của một nhà chính trị lớn, vị lãnh tụ của Đảng, dân tộc, Người đã sáng tạo ra thời đại Hồ Chí Minh, vừa là tác phẩm tầm cỡ của một nhà văn hóa lớn.

Đồng chí Thuận Hữu nhấn mạnh: Nhớ lời căn dặn của Người, 49 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta không nề gian khổ, hy sinh, ra sức chiến đấu, lao động, học tập, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Đảng ta đã tập trung sức lực, trí tuệ, lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, gian khổ, khôi phục kinh tế sau chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Đặc biệt, công cuộc đổi mới trong hơn 30 năm qua đã đạt được thành tựu quan trọng nâng cao vị thế, hình ảnh nước nhà trên trường quốc tế. Đất nước ta nay đã đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Người…

Chương trình “Nhớ lời Bác dạy” là hoạt động thiết thực nhằm nhắc thế hệ hôm nay và mai sau học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cùng những bài học rút ra từ sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Di chúc thiêng liêng của Người. Chương trình cũng góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm tiếp tục thực hiện thắng lợi Di chúc, những lời căn dặn của Người trong tình hình cách mạng mới, nhất là trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).
Chương trình
Ca khúc “Bác Hồ - một tình yêu bao la” được biểu diễn trong chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Những thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện sáng tạo qua phóng sự tổng hợp đặc sắc gồm nhiều clip. Trong đó có clip về “Nghệ thuật dùng người” của Bác Hồ, nhấn mạnh việc ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức chăm lo cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ để phụ trách công tác chính quyền. Đội ngũ cán bộ Người xây dựng phải gần dân, cần kiệm liêm chính; phải học hỏi để có kỹ thuật hành chính, khả năng quản lý; phải “khéo dùng cán bộ”…

Những bài học sâu sắc về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đặc biệt là xây dựng đạo đức cán bộ cách mạng, cách dùng người của Bác vẫn còn nguyên vẹn giá trị đến ngày hôm nay. Những bài học này được thể hiện qua chùm kịch ngắn “Câu chuyện thứ nhất”, “Phải bắt hết sâu để cứu cây” và “Bút chống tham ô” do các nghệ sỹ Nhà hát kịch Hà Nội thể hiện.

Trong khuôn khổ chương trình “Nhớ lời Bác dạy” còn có các tiết mục nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sỹ của Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam trình diễn, ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình cảm của Người với đất nước, dân tộc; tình cảm của dân tộc Việt Nam với vị Cha già kính yêu. Các tiết mục trong chương trình đều là những nhạc phẩm đã quen thuộc với nhiều thế hệ người dân Việt Nam, trong đó có ca khúc “Tình Bác sáng đời ta”, sáng tác của Lưu Hữu Phước – Diệp Minh Tuyền; “Bác Hồ một tình yêu bao la”, sáng tác của cố nhạc sỹ Thuận Yến; “Người là niềm tin tất thắng”, sáng tác của Chu Minh…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình "Nhớ lời Bác dặn" nhân kỷ niệm 49 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO