Sự kiện & Bình luận

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Văn Thiện 11:44 19/05/2025

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

toan_canh_2-1747579680397.jpg
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh" Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức.

Tới dự chương trình có Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Cẩm Tú cùng các đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương các đại biểu khách mời và đông đảo quần chúng nhân dân...

jzh88rfq.png
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình

“Người là Hồ Chí Minh” là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm tuyên truyền sâu rộng, giáo dục các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” gồm 3 phần: “Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành”; “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” và “Việt Nam! Kỷ nguyên vươn mình”.

Trường đoạn I của chương trình đưa người xem trở lại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giữa cảnh lầm than thuộc địa, khắp cả nước sục sôi khí thế đấu tranh với nhiều phong trào yêu nước và các cuộc khởi nghĩa kiên cường… nhưng đều bị đàn áp.

Trong hoàn cảnh ấy, cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời và lớn khôn bằng khúc ru ân tình của dân ca xứ Nghệ. Hoạt cảnh người mẹ gánh quang gánh có cậu bé Nguyễn Sinh Cung theo gia đình vào Huế, cùng giai điệu sâu lắng của ca khúc “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” - một sáng tác của nhạc sĩ An Thuyên - khiến người xem xúc động.

r6ak16vg.png
Hoạt cảnh “Cha - con vì nghĩa lớn” (trích từ vở "Nợ nước non"). (Ảnh: BTC)

Trong trường đoạn II của chương trình với chủ đề “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” giới thiệu đến khán giả nhiều tiết mục được dàn dựng công phu: Hoạt cảnh, thơ-múa “Hình đất nước phôi thai”; mash-up “Lá cờ Đảng - Đảng là cuộc sống của tôi”; ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”; hoạt cảnh “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”…

Trường đoạn này tái hiện hành trình Người tiếp thu tinh hoa nhân loại, tìm ra con đường cứu nước, tham gia các phong trào quốc tế, sáng lập Đảng và những thành tựu rực rỡ vĩ đại trong các giai đoạn cách mạng 1930-1975 và thời kỳ Đổi mới - Hội nhập - Phát triển, Thời đại Hồ Chí Minh.

Trường đoạn III với chủ đề “Việt Nam! Kỷ nguyên vươn mình” đem đến nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Người là Hồ Chí Minh”; “Chúng em yêu Bác Hồ Chí Minh”, “Bác Hồ, Người cho em tất cả”, “Hồ Chí Minh - Mặt trời chân lý”; “Bài ca Hồ Chí Minh”… Trường đoạn này khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cho cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì lương tri và phẩm giá con người, vì hòa bình trên thế giới và tình hữu nghị giữa các quốc gia.

44iw22e8.png
Hoạt cảnh người mẹ gánh quang gánh có cậu bé Nguyễn Sinh Cung theo gia đình vào Huế. (Ảnh: BTC)

Các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, kết hợp truyền thống và hiện đại giữa ca múa nhạc, hoạt cảnh sân khấu hóa cùng công nghệ trình chiếu 3D mapping làm nổi bật và tạo các điểm nhấn, như: Liên khúc ca kịch “Bác Hồ với thiếu nhi” với các tác phẩm: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” (sáng tác: Xuân Giao) – “Chong chóng xanh” (sáng tác: Lê Anh Thủy và hoạt cảnh: Bác Hồ với thiếu nhi) – “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (sáng tác: Phong Nhã); “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” (sáng tác: An Thuyên); “Dấu chân phía trước” (sáng tác: Phạm Minh Tuấn); Mashup “Lá cờ Đảng và Đảng là cuộc sống của tôi” (sáng tác: Văn An, Nguyễn Đức Toàn); “Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc” (sáng tác: Hồ Bắc); “Người là Hồ Chí Minh” (sáng tác: Anh Tú)…

5pkd0jzp(1).png
Ca sĩ Hòa Minzy và các em thiếu nhi biểu diễn tại chương trình. (Ảnh: BTC)

Cùng với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, một số hoạt cảnh như: “Cha – Con vì nghĩa lớn” trích trong vở “Nợ nước non” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ; Hoạt cảnh, thơ – múa “Hình đất nước phôi thai”; Hoạt cảnh thơ: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”; Tổ hợp “Ra đi Bác dặn còn non nước”… đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Với giọng đọc giàu cảm xúc, NSND Lê Chức đưa khán giả đến với hành trình tìm đường cứu nước của Bác: “Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, gần ba mươi nước… Khó có thể hình dung ra hết ra nỗi nhớ quê nhà và bao gian nan của Người trên gian bếp của tàu viễn dương qua các bến cảng ở Sri Lanka, Ai Cập…

bac_ho-1747579777063.jpg
Hình tượng Bác Hồ được khắc hoạ trong chương trình.

Đó là người thợ làm bánh ở Boston, Mỹ vẫn chăm chỉ nghiên cứu lịch sử, tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất của nhân dân Mỹ, trực tiếp chứng kiến và tham gia ủng hộ phong trào đòi bình quyền của người gốc Phi…

Đó là người thợ cào tuyết giữa Luân Đôn giá rét vẫn miệt mài đọc tác phẩm của Các Mác, Ăng-ghen…"

Chương trình có sự góp mặt của các gương mặt nghệ sỹ nổi tiếng như: Nghệ sỹ Ưu tú Hoàng Tùng, Viết Danh, Hòa Minzy, Anh Tú, Linh Chi Sao Mai, Hà Quỳnh Như, Thanh Phong, Hoàng Hồng Ngọc, Nhóm Be singer, Huyền Trang, Mai Chi, An Thu An; các nghệ sỹ nhà hát kịch, các nghệ sỹ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam…

Chương trình nghệ thuật “Người là Hồ Chí Minh” nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm tuyên truyền sâu rộng, giáo dục các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Thông qua các tiết mục nghệ thuật và những câu chuyện xúc động, chương trình khắc họa đậm nét hình tượng Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất; đồng thời, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Qua đó, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt hiệu quả
    Ngày 19/6, Đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch thể hiện tinh thần hành động khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình hai giai đoạn rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm phân công tới từng cấp, từng ngành.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • Phát biểu của nhà báo lão thành Tạ Ngọc Tấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
    Sáng 21/6/2025, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hồ Chí Minh. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Giáo sư-Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản tại Lễ kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam.
  • Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
    Sáng 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
  • Diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương trình bày.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật chủ đề “Công an Thủ đô vì bình yên cuộc sống”
    Chiều ngày 20/6, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật chủ đề “Công an Thủ đô vì bình yên cuộc sống” hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt hiệu quả
    Ngày 19/6, Đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch thể hiện tinh thần hành động khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình hai giai đoạn rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm phân công tới từng cấp, từng ngành.
  • Bắc Từ Liêm vận hành thử nghiệm chính quyền hai cấp: Nền tảng cho bộ máy phục vụ hiện đại, hiệu quả
    Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả, quận Bắc Từ Liêm đã chính thức triển khai vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tại các phường mới sau sáp nhập.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO