Chùm ảnh miền Trung tan hoang sau bão

Công Nguyễn - Phan Thủy| 16/09/2017 10:42

Cơn bão số 10 với sức gió mạnh cấp 12 càn quét qua tỉnh Quảng Bình đã khiến địa phương này thiệt hại nặng nề. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 1 người chết, 10 người bị thương, hàng ngàn ngôi nhà bị tóc mái, cây cối đổ rạp khắp nơi. Thiệt hại về tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Tại TP. Đồng Hới, cao điểm nhất lúc gần 12h trưa 15/9, gió giật quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường. Đặc biệt, 2 cổng chào trang trí bằng thép sơn nhiều màu nằm trên đường Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo cũng bị gió bão quật đổ.

Bên cạnh đó, mưa lớn cũng khiến nhiều tuyến đường bị ngập trong nước. 
Theo ghi nhận, hầu hết các huyện ở Quảng Bình đều có nhà dân bị tốc mái. Nặng nề nhất là huyện Quảng Trạch với 80% nhà dân toàn huyện bị sập và tốc mái. Tại huyện Quảng Trạch, một số xã thiệt hại rất nặng nề, như xã Quảng Đông bị tốc mái 100% số nhà dân, ở xã Quảng Châu 90%...

Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết, từ sáng sớm 15/9, các địa phương bắt đầu tiến hành di dời người dân ở những vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.

Theo đó, huyện Lệ Thủy đã di dời 1.338 hộ với 4.196 khẩu, huyện Quảng Ninh 2.422 hộ/7.523 khẩu, TP. Đồng Hới 184 hộ/506 khẩu, huyện Bố Trạch 929 hộ /4.078 khẩu, huyện Quảng Trạch 1.219 hộ/3.554 khẩu, thị xã Ba Đồn 1.062 hộ/2.540 khẩu, huyện Tuyên Hóa 25 hộ/140 khẩu và huyện Minh Hóa 673 hộ/2.692 khẩu.

Thống kê chưa đầy đủ thì thiệt hại do bão số 10 gây ra ước tính gần 3.500 tỉ đồng.

Tối 15/9, Quảng Bình tiếp tục có mưa to đến to trên diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 200 - 300 mm/đợt, có nơi lớn hơn 400 mm. 

Từ nay đến hết ngày 16/9, trên các sông khu vực Quảng Bình khả năng xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông phổ biến ở mức báo động đến báo động 3.

Quảng Bình tan hoang sau bão

Quảng Bình tan hoang sau bão

Mưa bão khiến nhiều nơi ở Quảng Bình trở nên tan hoang.
Quảng Bình tan hoang sau bão
Quảng Bình tan hoang sau bão

Cây cối đổ ngổn ngang khắp nơi. 
Quảng Bình tan hoang sau bão
Nước lũ chia cắt nhiều làng quê bị cô lập
Quảng Bình tan hoang sau bão
Quảng Bình tan hoang sau bão

Nhiều tuyến đường bị ngập trong nước, nhà dân tiêu điều sau bão.

Quảng Bình tan hoang sau bão

Nhiều thùng bia của một cửa hàng tạp hoá bị gió thổi bay vỡ vụn.

Quảng Bình tan hoang sau bão

Cột điện đổ ngổn ngang. 

Quảng Bình tan hoang sau bão


Quảng Bình tan hoang sau bão

Khung cảnh hoang tàn sau bão, người dân lợp lại ngói.

Còn tại Nghệ An, theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nghệ An tính đến 16h chiều 15/9, trên địa bàn đã có một người tử vong là bà Đào Thị T. (83 tuổi, trú ở phường Nghi Hải, TX Cửa Lò) do bị ngói nhà rơi vào đầu, ngoài ra ông Ngụy Đình Ân (60 tuổi, trú ở xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ) cũng bị thương nặng.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Nghệ An đã có 210 nhà bị tốc mái (chủ yếu là ở TX Cửa Lò và huyện Nghi Lộc), 65 hộ dân ở TP bị ngập nước. Gần 2.300 ha lúa và hoa màu bị ngập (chủ yếu ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Nam Đàn…) 

Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập 179,2 ha (ở huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, TX Hoàng Mai). Cơn bão đi qua với sức gió giật rất mạnh khiến hơn 500 cây xanh ở địa bàn TP Vinh, TX Cửa Lò bị gãy đổ.

Đặc biệt, khoảng 320 mét hệ thống đê biển ở xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long (huyện Quỳnh Lưu) bị sạt lở nghiêm trọng, có thể đe dọa đến cuộc sống của người dân. Hiện chính quyền địa phương đang huy động tối đa lực lượng để gia cố, đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân nơi đây. 

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nghệ An trời vẫn đang mưa to, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm đếm tình hình thiệt hại, nắm chắc tình hình sự cố hư hỏng các công trình đê điều, hồ đập và các thiệt hại khác do bão lũ gây ra để chủ động ứng phó.

Để đề phòng mưa lớn do hoàn lưu bão số 10, các địa phương cũng đã triển khai phương án phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất (đặc biệt là ở vùng núi); các vị trí có nguy cơ sạt lở, ngầm, tràn, tắc đường để cảnh báo cho nhân dân biết; huy động phương tiện, lực lượng trực gác để hướng dẫn giao thông, cảnh giới, cấm đường để đảm bảo an toàn cho người dân.

Hình ảnh về sự tàn phá của bão tại Nghệ An, H
à Tĩnh


Chùm ảnh miền Trung tan hoang sau bão

Cán bộ và nhân dân gia cố đê
Chùm ảnh miền Trung tan hoang sau bão
N
ước tràn vào đê Tân Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Chùm ảnh miền Trung tan hoang sau bão
Chùm ảnh miền Trung tan hoang sau bão
Chùm ảnh miền Trung tan hoang sau bão
Chùm ảnh miền Trung tan hoang sau bão
Khu vực Cửa Lò

(0) Bình luận
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • [Video] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • Góc nhìn văn hóa số 14
    NHN – Chùa Hương thuộc ngoại thành Thủ đô Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng là một điểm đến tâm linh Phật giáo hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây để hành hương, cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này. Trong chuyên mục Văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu về chùa Hương - một điểm đến tâm linh nổi tiếng trong những ngày đầu xuân.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 5
    NHN – Quảng trường Ba Đình được xem là trái tim của thủ đô Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Đây cũng là nơi lưu giữ những ký ức lịch sử không thể nào quên đối với người dân Việt Nam. Góc nhìn văn hóa số 5 sẽ đưa các bạn khám phá địa điểm lịch sử này.
  • 16 tác phẩm đoạt giải cuộc thi “Ảnh đẹp SEA Games 31”
    Vừa qua, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân đã tổ chức trao giải cuộc thi “Ảnh đẹp SEA Games 31”, chào mừng thành công của Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) diễn ra tại Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Chùm ảnh miền Trung tan hoang sau bão
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO