Chuẩn bị các kịch bản ứng phó với dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng cho Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV

KTĐT| 14/07/2021 13:57

Sáng 14/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 58. Trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, sẵn sàng các kịch bản, phương án ứng phó tình hình Covid-19, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV.

Sau hai ngày làm việc, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã hoàn thành thành chương trình làm việc tại Phiên họp 58. Đến nay tất cả nội dung để chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV đã được hoàn tất, sẵn sàng cho ngày khai mạc (dự kiến 20/7).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận sôi nổi, tâm huyết, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực; Chính phủ tiếp thu, giải tình đầy đủ, thuyết phục các nội dung được nêu ra tại phiên họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá các báo cáo, tờ trình của Chính phủ; báo cáo thẩm tra của cơ quan Quốc hội được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có chất lượng và có nhiều đổi mới. Nội dung bám sát, quán triệt đầy đủ chủ trương của Đảng; đồng thời có nhiều đề xuất về các nhiệm vụ, gỉai pháp, nhất là cách thức tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra cho cả nhiệm kỳ.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đây là kết quả của sự vào cuộc sớm, chủ động, trách nhiệm của cơ quan Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sự phối hợp từ rất sớm, chặt chẽ giữa Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Cách làm việc này là kinh nghiệm, bài học tốt cần tiếp tục phát huy trong nhiệm kỳ khoá XV.
Lưu ý thời gian đến ngày khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XV đã cận kề, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu sớm gửi đại biểu Quốc hội theo quy định. Kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về từng nội dung cụ thể sớm được ban hành làm căn cứ để các cơ quan triển khai tổ chức thực hiện.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV có nhiều nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt cho thành công cả nhiệm kỳ. Với quyết tâm cao, tất cả các cơ quan, nhất là cơ quan của Quốc hội tiếp tục nỗ lực tích cực hơn nữa chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng các văn bản, báo cáo, tờ trình để Quốc hội xem xét, quyết định, nhất là những vấn đề lớn như bầu hoặc phê chuẩn nhân sự chủ chốt và nhân sự cấp cao Nhà nước cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ mới.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu các cơ quan của Quốc hội phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan hữu quan, TP Hà Nội sẵn sàng các kịch bản, phương án ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XV.
Trước khi bế mạc Phiên họp thứ 58, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội và việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.

Cuối tháng 6/2021, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội đã thông báo triệu tập kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp khai mạc vào ngày 20/7 và dự kiến bế mạc vào ngày 5/8. Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Theo dự kiến nội dung Kỳ họp, Quốc hội sẽ dành 5 ngày xem xét, quyết định về công tác tổ chức, nhân sự, gồm: Quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Chủ tịch Quốc hội; bầu các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước; bầu Thủ tướng Chính phủ; bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKNDTC.

Công tác nhân sự còn bao gồm việc quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh (nếu có), Phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC.

Tại kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội cũng xem xét, thông qua các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.

Quốc hội cũng sẽ xem xét tại Kỳ họp thứ Nhất các nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019. Xem xét, quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025…

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
  • Hà Nội mưa dông, chuyển rét từ ngày 12/4
    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết trên cả nước từ nay đến ngày 18/4 có nhiều biến động. Trong đó, miền Bắc khả năng đón không khí lạnh, nền nhiệt giảm, đặc biệt nguy cơ cao xảy ra mưa dông mạnh trong thời kỳ chuyển mùa.
Đừng bỏ lỡ
Chuẩn bị các kịch bản ứng phó với dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng cho Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO