Chử Văn Long

03/08/2018 08:38

Sinh năm 1942, ở làng Vạn Phúc, bên bờ sông Hồng, thuộc ngoại thành Hà Nội. Sau gần mười năm xung phong đi xây dựng kinh tế miền núi Quảng Ninh, ông trở về làm kỹ thuật cơ khí ở xí nghiệp gạch ngói Văn Điển, rồi chuyển sang Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội làm biên tập tờ tạp chí tiền thân của báo Người Hà Nội hiện nay, cho đến khi nghỉ hưu… Quãng đời biên tập đã để lại ấn tượng đẹp cho trang thơ báo Người Hà Nội trong lòng bạn đọc gần xa còn lưu giữ.

Chử Văn Long

Hà Nội một thời thơ

Ta chưa có một căn phòng nho nhỏ
Kê đủ chiếc giường cho giấc ngủ hằng đêm
Như thế đấy mà anh yêu Hà Nội
Suốt một đời lặng lẽ tựa yêu em…

Cả một đời lặng lẽ nhớ và quên:
Có cái nhớ bây giờ tìm đâu nữa
Có cái quên chợt thức dậy bàng hoàng
Từ cậu bé lần đầu ra biết phố
Ngơ ngác bước chân, mắt mở mơ màng

Chuông tàu điện lẩn vào hồn từ ấy
Rẻ làm sao giá vé mỗi chuyến tàu
Chỉ có năm xu Bờ Hồ - Cầu Giấy
Cứ lên ngồi mặc sức chạy lâu mau…

Đâu đã biết thương đường ray ken két
Con tàu già tới lúc phải thay
Sẽ mang đi tiếng chuông reo rộn rã
Và cả thời trong trẻo với mơ say!

Ngày ấy cờ bay sao mà đẹp thế
Bóng cờ sao lấp lánh tựa như hồn
Sông núi đang nhìn ta vẫy vẫy
Nắng Ba Đình thuở ấy tựa vàng son

Làm sao có thể tìm lại mình cái thuở
Buổi sớm mai dọc phố Tràng Tiền
Mua củ khoai lang vừa ăn vừa đi vội
Cho kịp vào lớp học tận Long Biên

Làm sao có thể hình dung đôi bàn chân đất
Đã làm quen hết phố rộng phố dài
Gặp tên phố quê mùa như mình vậy
Lòng mỉm cười trước tấm biển “Hàng Khoai”

Người Hà Nội bấy giờ thân thiện lắm
Không phân biệt nhà quê, thành phố, sang hèn
(Tôi đến được với thơ nhờ vậy
Thơ với tôi bao giờ cũng thiêng liêng)

Lại nhờ thơ cho anh biết yêu em
Yêu và sống cùng buồn vui hữu hạn
Thấm thía biệt ly tháng năm bom đạn…
Cho ta yêu thêm mỗi ngày sống trên đời

Chiến tranh qua, tuổi trẻ cũng qua rồi
Thành phố đổi thay hết mọi điều mong ước
Đâu còn dấu chân quê in dọc phố Tràng Tiền
Anh tìm lại Cột Đồng Hồ - còn đâu nữa dáng em…

Giờ viết câu thơ tạ ơn Hà Nội
Những gì đã cho ta thuở ấy đẹp vô ngần
Tấm áo vi-ni-lông mấy lần em khâu lại
Anh đã tặng bảo tàng của Hội Nhà văn!(*)

(*) Tấm áo của nhà thơ Xuân Diệu đem cho tôi mặc những năm thiếu thốn, giờ tặng lại Bảo tàng Văn học lưu niệm kỷ vật Xuân Diệu.
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Chử Văn Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO