Chủ tịch VCCI: Nhà nước cần rút khỏi một số dịch vụ công trong giáo dục nghề nghiệp

Thủy Trúc/KTĐT/Thực hiện| 24/11/2018 09:17

Ngày 21/11, bên lề hội nghị về hợp tác DN và nhà trường trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, để phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cũng như DN tham gia vào hoạt động này rất cần có sự hợp tác theo hình thức công - tư (PPP).

Ông có nhận xét gì về vai trò của DN tham gia vào hoạt động GDNN trong thời gian qua?
Trước hết, việc đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao, đặc biệt là lao động có tay nghề cao là trách nhiệm chung của cả nhà trường và DN. Các DN cần trở thành nhà đầu tư, định hướng nền giáo dục dạy nghề; tham gia vào quá trình xây dựng nội dung chương trình dạy nghề cũng như tạo ra những cơ sở cho học sinh, sinh viên học nghề có thể đến thực tập. Các hiệp hội DN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cấp chứng chỉ và xác nhận trình độ nghề nghiệp cho học viên và cũng là nơi giải quyết đầu ra cho lao động GDNN. Như vậy, trong tất cả các khâu của hoạt động GDNN đều có vai trò của DN.

Đào tạo nghề không phải chỉ là trách nhiệm của các trường mà còn là của chính DN. Chỉ khi nào chúng ta thực hiện xã hội hóa (XHH) mạnh mẽ lĩnh vực dạy nghề và thúc đẩy được sự tham gia của khu vực tư nhân với tư cách là chìa khóa cho sự phát triển thì lúc đó mới có cơ hội để cải thiện nâng cao chất lượng dạy nghề, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời gian tới. 

Nhưng về phía đại diện Tổng cục GDNN cho rằng hầu như các DN vẫn đứng ngoài hoạt động đào tạo của trường nghề?

Chúng ta cần phải thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, đó là đẩy mạnh XHH các dịch vụ công. Nhà nước không làm những việc mà người dân và DN thực hiện được. Trong trường trường hợp này phải đẩy mạnh XHH lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp. Nhà nước tạo ra khung khổ pháp luật, xây dựng những chính sách khuyến khích. Thậm chí Nhà nước có thể cùng đầu tư, hợp tác với khu vực tư nhân để xây dựng các cơ sở đào tạo. Chỉ khi nào huy động được nguồn lực tài chính cũng như trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệp dạy nghề, lúc đó chúng ta mới có nền GDNN mạnh. 

Tôi muốn nhấn mạnh đến công thức hợp tác công - tư (PPP) rất có hiệu quả để thúc đẩy công tác GDNN, nhất là ở giai đoạn đầu tiên của quá trình XHH GDNN hiện nay.
Ông có ý kiến gì khi hiện nay các hiệp hội DN đang đứng ngoài hoạt động đào tạo nghề?

Tôi nghĩ đường lối của Đảng đã có, pháp luật đã quy định về trách nhiệm của khu vực DN và tư nhân trong đào tạo nghề nghiệp. Vấn đề ở đây là cần thay đổi thái độ, nhận thức của các cơ quan nhà nước, các cơ sở đào tạo nghề công để hiểu rằng việc tăng cường hợp tác với khu vực tư, với xã hội và thúc đẩy XHH sẽ là giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ công tác dạy nghề trong thời gian tới. 

Như vậy Nhà nước cần rút ra khỏi một số lĩnh vực dịch vụ công trong lĩnh vực đào tạo nghề mà DN, người dân và các hiệp hội DN có thể làm được. Ví dụ như tổ chức đào tạo nghề nghiệp trong một số lĩnh vực chuyên ngành cụ thể, cơ quan Nhà nước không cần tham gia mà để các hiệp hội với cơ sở GDNN triển khai. Hay, Nhà nước để cho các hiệp hội DN phối hợp với cơ sở dạy nghề tổ chức các kỳ thi sát hạch, chứng nhận các văn bằng dạy nghề. Rồi, Nhà nước tạo điều kiện cho các hiệp hội DN tham gia vào việc định hướng và xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề…

Cơ quan Nhà nước rút dần khỏi những việc có tính chất kỹ thuật như thế đối với vấn đề dạy nghề để tạo điều kiện kiện thúc đẩy cho khu vực kinh tế tư nhân được tham gia. Trong trường hợp này, Nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng, quy định các khung khổ pháp luật, cơ chế khuyến khích. Hãy để sự nghiệp dạy nghề là sự nghiệp của toàn dân. 

Xin cảm ơn ông!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch VCCI: Nhà nước cần rút khỏi một số dịch vụ công trong giáo dục nghề nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO