Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: Tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng

Hà Thao| 22/08/2018 12:35

Tròn 130 năm ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, tại quê hương ông và nhiều tỉnh thành trên cả nước nhiều hoạt động đã được tổ chức để tưởng nhớ về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đây cũng là dịp để các thế hệ hôm nay ôn lại, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tiếp tục noi theo tấm gương mẫu mực của vị Chủ tịch nước luôn hết lòng vì nước, vì dân.

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: Tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng


Dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời hoạt động

Chủ tịch Tôn Đức Thắng xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên nay là xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sau tốt nghiệp tiểu học ở Long Xuyên, đồng chí Tôn Đức Thắng lên Sài Gòn với ý định học việc và thực hiện hoài bão cuộc đời. Ông học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông (1906 - 1909), rồi làm công nhân Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn. Từ năm 1914 - 1918 ông bị bắt đi lính sang Pháp. Ông tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải năm 1919, treo cờ đỏ trên chiến hạm tại đây để ủng hộ cách mạng Nga.

Năm 1920, trở về nước, ông xây dựng cơ sở Công hội Đỏ (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son năm 1925. Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ. Năm 1928, ông  bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn, kết án 20 năm tù khổ sai, bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, lập ra chi bộ đặc biệt trong nhà tù để lãnh đạo anh em đấu tranh.

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: Tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng
Bác Tôn với đoàn đại biểu thanh niên “Năm xung phong” miền Nam do các Anh hùng lực lượng vũ trang miền Nam dẫn đầu ra dự Đại hội Thanh niên “Ba sẵn sàng” toàn miền Bắc tại Phủ Chủ tịch ngày 12/5/1973. Nguồn: Bảo tàng An Giang
Sau cách mạng tháng Tám 1945, ông trở về Nam Bộ tham gia lãnh đạo kháng chiến và xây dựng đất nước. Ông được giao nắm giữ nhiều trọng trách cao của Đảng, chính quyền và đoàn thể như: Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,  Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, III, IV.  Đồng chí Tôn Đức Thắng vinh dự là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương sao vàng và nhiều huân chương, giải thưởng cao quý khác.

Tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng

“Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân chính là chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người” - Nhận định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhắc lại trong cuộc hội thảo khoa học “Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam” vừa được tổ chức tại An Giang. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao đẹp của Bác Tôn là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, sự trung thành và tận tụy với sự nghiệp cách mạng; tinh thần anh dũng, bất khuất; đức tính khiêm tốn giản dị; tình yêu thương đồng chí, đồng bào, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và tình đoàn kết quốc tế vô sản.

“Với 92 tuổi đời, gần 70 năm liên tục hoạt động cách mạng, Bác Tôn đã có nhiều công lao, đóng góp to lớn, góp phần cùng Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.

Ở góc nhìn cụ thể hơn, trong hội thảo “Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam” cũng được tổ chức dịp này tại An Giang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Bùi Văn Cường khẳng định, đồng chí Tôn Đức Thắng chính là người chiến sĩ cộng sản tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đã vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã trong lao tù đế quốc, sự khốc liệt của chiến tranh, luôn gắn bó với đồng chí, đồng bào, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Dù ở cương vị nào, đồng chí vẫn luôn là tấm gương mẫu mực về lòng yêu nước, tinh thần can trường, đức tính giản dị, liêm khiết để các thế hệ noi theo.

GS.TS Hoàng Chí Bảo - nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương thì nhắc đến sự giản dị, khiêm nhường, nói ít làm nhiều của Bác Tôn như một bài học chúng ta cần soi rọi, thực hành trong ngày nay để giữ vững niềm tin của nhân dân cũng như góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh: “Dù là Chủ tịch nước, nhưng bao giờ Bác Tôn cũng nghĩ mình là người thực thi quyền lực của nhân dân. Bác Tôn từng nói từ Bác chỉ dành riêng cho Bác Hồ thôi, các đồng chí hãy gọi tôi là đồng chí. Bác Tôn cũng ít khi dùng ô tô, từ chối được cấp nhà, đất. Trong nhà thì có bộ đồ nghề, ai mượn cũng được. Thậm chí Bác còn tự tay sửa xe cho mình và anh em khác”. 

Nhìn lại cuộc đời, và sự nghiệp của đồng chí Tôn Đức Thắng, có thể rút ra nhiều bài học sâu sắc, thiết thực... Đó là bài học về sự hy sinh, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, cống hiến trọn đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân; bài học về sự chuyên cần, siêng năng chăm chỉ, luôn giữ lòng thanh liêm, chính trực và trong sáng;  đó là bài học về sự gắn bó máu thịt giữa tổ chức công đoàn với công nhân… 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: Tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO