Chủ tịch Bamboo Airways: 'Sức bật của thị trường nói lên tất cả'

pv| 25/09/2020 21:57

“Tôi cho rằng ở thời điểm này, nếu vẫn còn ngồi suy nghĩ về thiệt hại từ dịch bệnh tới hàng không Việt Nam, thì đã có phần lạc nhịp so với thực tiễn. Sức bật mạnh mẽ vượt ngoài dự kiến của thị trường hàng không trong nước, trong đó có Bamboo Airways, đã tự nói lên tất cả. Không chỉ một, mà là tới hai lần”, Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết trả lời, khi được hỏi về ảnh hưởng của Covid-19 tới lĩnh vực hàng không thời gian qua.

Ông Quyết nói:

- Cuối tuần vừa rồi, tôi lên sân bay Nội Bài, chứng kiến cảnh xe ô tô bắt đầu nườm nượp ra vào ga, bắt đầu lại thấy cảnh ùn tắc và ồn ào. Bình thường thì hẳn chúng ta đều thấy phiền hà, nhưng vào thời điểm này, cảnh tượng ấy lại làm tôi thấy vui khó tả. Chỉ riêng sân bay Nội Bài tuần vừa rồi mỗi ngày đã đón xấp xỉ 30 nghìn lượt hành khách, tăng gấp khoảng ba lần so với cùng kỳ tháng trước.

Hoặc tại sân bay Đà Nẵng, hiện số khách Bamboo đang vận chuyển mỗi ngày ước tính đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, và tăng gấp 3 lần so với giai đoạn bùng dịch lần hai vừa qua.

Kỳ tích của những tháng đầu mùa hè vừa qua, nay một lần nữa đang lặp lại. Điều ấy khẳng định một cách mạnh mẽ sự dẻo dai kiên cường của cả thị trường hàng không Việt Nam nói chung và Bamboo Airways nói riêng.

Với riêng Bamboo Airways, đây là kết quả của những nỗ lực tối ưu hóa mạng bay nội địa, tăng cường hiệu quả khai thác máy bay, mở lại và tăng tần suất trên nhiều đường bay, thực hiện hàng loạt chương trình kích cầu, phát huy chất lượng dịch vụ định hướng 5 sao, song song với các biện pháp phòng chống dịch bệnh suốt thời gian qua.

Chủ tịch Bamboo Airways: 'Sức bật của thị trường nói lên tất cả'
Ông Trịnh Văn Quyết trong bộ trang phục của tiếp viên Bamboo Airways.

Không ngại việc khó

Nhưng dù sao, cả FLC và Bamboo Airways của ông vẫn đều đang hoạt động trong hai lĩnh vực vẫn được xem là hứng chịu nhiều khó khăn nhất từ dịch bệnh, là du lịch và hàng không?

Khó khăn chung do các yếu tố cộng hưởng thì tất nhiên ít nhiều không thể tránh được. Tuy nhiên, ngoài việc phòng chống dịch vô cùng hiệu quả, tôi nghĩ Việt Nam còn sở hữu một thế mạnh có thể giúp đảo chiều cục diện, đó chính là quy mô thị trường nội địa rộng lớn. Và nhìn lại thì thời gian qua, chúng ta đã từng bước tận dụng rất tốt điều ấy.

Nhìn ra một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, chẳng hạn Singapore hay Hồng Kông, những nơi có dân số và diện tích hạn chế, họ thậm chí không có thị trường hàng không nội địa để bám víu, trong khi nguồn thu từ quốc tế thì cạn kiệt. Chúng ta may mắn hơn họ rất nhiều.

Chuyện nào cũng có hai mặt. Đối với doanh nghiệp, một biến cố như Covid đôi khi cũng giúp xốc lại hệ thống, củng cố đội ngũ, tinh thần, và thậm chí tái cơ cấu mạnh mẽ hoạt động. Sự bất trắc vẫn có thể là môi trường thuận lợi cho những ý tưởng mới, những cách làm mới.

Chẳng hạn, ngay giữa thời điểm nhiều hãng hàng không trên thế giới gần như bị “đóng băng”, Bamboo Airways vẫn quyết tâm xúc tiến nhập về Embraer E195 - một dòng máy bay mới, hiện đại, lần đầu tiên được khai thác ở Việt Nam, và quan trọng là rất phù hợp với những đường bay thẳng có đường băng đặc thù như Côn Đảo. Với dòng máy bay này, Bamboo Airways tiếp tục giữ vững tiêu chí phục vụ khách chu đáo nhất với tiện nghi tốt nhất, an toàn nhất, trên mọi đường bay.

“Những ý tưởng mới, những cách làm mới”… Có phải đây là lý do phía sau một số đường bay thẳng khá "lạ" được Bamboo Airways giới thiệu và mở mới gần đây, như Côn Đảo mà ông vừa nhắc đến?

Nói “lạ” thì cũng đúng, vì đây là lần đầu tiên một hãng hàng không Việt Nam mở cùng lúc nhiều như vậy các đường bay thẳng tới Côn Đảo. Nhiều người hỏi tôi, mở nhiều thế thì có lãi không? Hoặc lại hỏi, nếu dễ thì sao lâu nay chẳng ai làm mà lại đợi đến Bamboo?

Tôi chỉ nghĩ đơn giản, đường có là do chúng ta cứ dám đi mà thành. Một truyền thống của người Bamboo cũng như người FLC, là chưa bao giờ ngại việc khó, thậm chí là dám làm việc khó, muốn làm việc khó. Chừng nào còn trì trệ, cạnh tranh còn bị triệt tiêu, thì động lực phát triển còn bị kìm hãm, và thiệt thòi nhất vẫn là người dân, là địa phương, là nền kinh tế.

Chẳng có nguyên do hợp lý nào để một hòn đảo hội tụ đầy đủ tiềm lực phát triển về du lịch, từ cảnh quan thiên nhiên, đến văn hóa, lịch sử, tâm linh, được thế giới công nhận là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất như Côn Đảo, vậy mà năm cao điểm nhất cũng chỉ đón được chưa đầy 400 nghìn lượt khách. Con số khiêm tốn này chưa bằng một phần nhỏ so với hòn đảo Santorini của Hy Lạp với diện tích tương đương.

Tôi nhìn thấy động lực phát triển trước đây của Quy Nhơn, của Sầm Sơn ở Côn Đảo, và chúng tôi kiên định với tiến trình góp phần “đánh thức” những vùng đất tiềm năng về du lịch. Những đường bay này chỉ là một vài trong số nhiều đường bay thẳng sắp tới mà Bamboo Airways đang nghiên cứu thiết lập tại những điểm đến chưa có vị trí xứng tầm trên bản đồ du lịch Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân là do nút thắt về hàng không.

Giản dị mà nói thì nơi nào có tiềm năng, có nhu cầu, nơi đó chúng tôi mong sẽ có FLC và Bamboo Airways. Trong năm 2020 và 2021, phủ sóng trên quy mô rộng khắp mạng bay nội địa sẽ là một mục tiêu phấn đấu của người Bamboo.

Mục tiêu không thay đổi

Những biến cố có thể dẫn đến những thay đổi và thích ứng. Vậy năm 2020 có khiến Bamboo Airways phải điều chỉnh một chân kiềng nào trong sách lược dài hạn không?

Nhiều khả năng, những dịch chuyển đáng kể trong hành vi, thói quen của hành khách hiện nay sẽ có ảnh hưởng lớn đến thứ tự trong tháp ưu tiên khi lựa chọn bay thời gian tới.

Chẳng hạn thay vì giá thấp, thì các yếu tố như chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ, an toàn bay, an toàn sức khỏe, không gian riêng tư, mức độ vệ sinh… sẽ ngày càng được nhiều hành khách đặt lên hàng đầu.

Nhưng đây lại trùng khớp là những giá trị đã làm nên thương hiệu của Bamboo Airways ngay từ những chuyến bay đầu tiên, và chắc chắn vẫn luôn là hệ tiêu chuẩn không thể nhầm lẫn của Bamboo Airways trên thị trường nội địa và quốc tế.

Nên, thay vì phải xoay sở để thích ứng, chúng tôi cứ tiếp tục phát huy những gì mình đang làm tốt nhất.

Trong năm nay, đạt 30% thị phần nội địa vẫn là mục tiêu không thay đổi của Bamboo Airways. Đồng thời, khôi phục hoàn toàn mạng bay nội địa và gia tăng tần suất trên nhiều đường bay du lịch trước nhu cầu đang lên cao.

Đối với mạng bay quốc tế, mọi nguồn lực của Bamboo đã sẵn sàng cho việc khôi phục và mở mới. Các đường bay đi Đài Loan, Hàn Quốc sẽ tái khởi động ngay từ tháng 9, chuẩn bị mở mới nhiều tuyến bay đến Nhật Bản, Singapore, Úc vào quý 4/2020, đến Đức và Anh vào quý 1/2021...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Bamboo Airways: 'Sức bật của thị trường nói lên tất cả'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO