'Chú lính chì' xứ Nghệ 3 năm đến lớp trên lưng bạn

Theo baonghean.vn| 29/09/2019 07:47

Chiến không thể bước đi trên đôi chân của mình. Nhưng “chú lính chì” xứ Nghệ này đã đi tới ước mơ với sự đồng hành kỳ diệu của thầy cô, bè bạn.

Số phận nghiệt ngã

Nguyễn Mạnh Chiến (14 tuổi) ngồi dãy bàn đầu của lớp 9D - Trường THCS Diễn Kỷ (Diễn Châu). Bước vào lớp học, dễ dàng nhận ra Chiến bởi đầu cậu gần ngang với chiếc ba lô bên cạnh, lọt thỏm giữa các bạn đang tuổi ăn tuổi lớn ngồi xung quanh.

Chiếc bàn học trò trở nên quá cỡ, mỗi khi viết Chiến phải với tay, rướn người lên mặt bàn.

Với chiều cao chỉ hơn 1m, nặng khoảng 14 kg, Chiến có vóc dáng tí hon so với các bạn cùng trang lứa, số phận đã thử thách em khi phải mang dị tật từ khi chào đời.

“Cháu không biết mình bị bệnh gì, chỉ biết từ khi lớn lên lưng và tay, chân không giống bố, mẹ và các anh, chị, em trong nhà. Những người bạn cùng xóm ngày càng cao lớn, chạy nhảy khắp nơi, còn cháu vẫn bé tẹo, không thể tự mình bước ra khỏi nhà”, Chiến rưng rưng kể lại.

'Chú lính chì' xứ Nghệ 3 năm đến lớp trên lưng bạn

Với chiều cao hơn 1m, nặng khoảng 14 kg, Nguyễn Mạnh Chiến lọt thỏm giữa các bạn ngồi xung quanh.

Bố Chiến, anh Nguyễn Văn An (43 tuổi), kể rằng ngày lọt lòng mẹ, bế cháu trên tay, anh nhận ra ngay sự khác lạ, tay, chân và lưng cong gập, không giống một đứa trẻ bình thường. "Vợ chồng tôi tìm cách xoay xở, lần lượt bán hết gia tài, vay mượn thêm đưa con đến các bệnh viện, mong có được “phép màu” cứu giúp để con có một cơ thể bình thường, nhưng cuối cùng đành ôm nỗi thất vọng...”, anh nói.

Càng lớn, thân hình của Chiến càng oặt ẹo vì đốt sống lưng bị cong, vẹo, tay chân không phát triển, gầy như que củi khô, việc cử động hết sức khó khăn, lưng ngày càng gập xuống. Vì thế, anh An và vợ có lúc không mong con mình lớn thêm, vì càng lớn bệnh càng thêm nặng, nỗi buồn lo ngày một chất đầy trong tâm tư.

Anh chị đặt tên con là Mạnh Chiến với mong ước cậu con trai tật nguyền có đủ sức mạnh để chiến thắng sự nghiệt ngã của số phận, đủ nghị lực để vượt lên sống giữa những gian khổ của cuộc đời. Nuôi một đứa con khuyết tật, bên cạnh tình yêu thương, người bố, người mẹ phải có thêm sự nhẫn nại, chịu đựng và giàu đức hy sinh. Việc mưu sinh đồng áng và buôn bán luôn bộn bề, tất tả ngược xuôi để nuôi 4 đứa con nhỏ nhưng bố mẹ vẫn dành trọn tấm lòng yêu thương cho Chiến.

'Chú lính chì' xứ Nghệ 3 năm đến lớp trên lưng bạn
Suốt những năm học vừa qua, Chiến luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo.

Những đêm Chiến lên cơn đau nhức, toàn thân không thể nào co duỗi, bố mẹ thức trắng đêm để xoa bóp và an ủi đứa con có số phận thiệt thòi. Còn nhỏ nhưng Chiến đã cảm nhận được phần nào sự thật nghiệt ngã và sự vất vả nhọc nhằn của các bậc sinh thành, cậu chỉ biết vùi đầu vào chiếc gối nức nở khóc, rồi bố mẹ cũng khóc theo.

Chiến lên 5 tuổi, bố mẹ thay nhau dìu từng bước tập đi, mỗi bước đi là một lần đau điếng, tưởng chừng như có hàng trăm mũi kim đâm vào da thịt, đau buốt đến tận xương khiến bàn chân ứa máu và thâm tím. Những bước đi đầu đời, cậu bé phải nghiến răng chịu đựng, phải kìm nén đau đớn. Tập mãi, cuối cùng cũng đi được nhưng đôi bàn chân không thể duỗi thẳng, phải đi nhón bằng cách dùng 10 ngón chân trụ xuống đất.

Vì thế, đi không quá 3 bước đã ngã dúi dụi, thêm một lần ngã là một lần đau đớn khắp toàn thân, đau đến ứa nước mắt. Để khỏi ngã, cậu phải men theo bờ tường hay dùng tay giữ các đồ vật bên cạnh, cuối cùng vẫn không thể có được những bước vững chắc bằng đôi chân của mình.

Hành trình không đơn độc

Lên 6 tuổi, các bạn hàng xóm được bố mẹ sắm sách vở, áo quần để vào lớp 1, Chiến cũng đòi bố mẹ mua. Trong thâm tâm, vợ chồng anh An chưa bao giờ nghĩ đến việc cho Chiến đến lớp, vì việc ấy rất gian nan, quá sức đối với một đứa trẻ bị cong vẹo đốt sống lưng và không thể tự mình di chuyển. Những giọt nước mắt khẩn cầu của con trẻ rỏ xuống, anh chị đã cầm lòng không đặng, cùng ôm chầm lấy con, cả ba người cùng khóc, không thể nhớ nổi đây là lần khóc thứ bao nhiêu.

'Chú lính chì' xứ Nghệ 3 năm đến lớp trên lưng bạn

Học lực của Nguyễn Mạnh Chiến được xếp loại khá, học đều tất cả các môn. Kết quả ấy ngoài sự nỗ lực của bản thân và quan tâm của thầy, cô giáo còn có sự đồng hành, trợ giúp của những người bạn thân thiết.

Mấy ngày sau, Chiến được bố chở đến trường, cũng từ đó vợ chồng anh An thay nhau đưa đón con, mặc trời nắng gắt hay mưa dầm, rét buốt. Có những hôm trời rét căm căm, gió rít từng cơn, chở đứa con nhỏ thó ngồi run rẩy sau xe, chị Nguyễn Thị Loan (mẹ của Chiến) chợt òa khóc...

May mắn, Chiến đến trường gặp được những cô giáo nhiệt tình, tâm huyết và giàu lòng nhân ái. Các cô đã giúp đỡ cậu tập đưa từng nét bút, chỉ từng phép toán để có thể theo kịp bạn bè cùng lớp. Được cái cậu bé luôn chăm chỉ và nỗ lực, ngoan và lễ phép nên ai cũng thương. Thầy cô và bạn bè gọi Chiến là “chú lính chì” bởi nghị lực và tinh thần vượt khó, cơ thể yếu ớt vẫn vượt lên để khám phá và chiếm lĩnh tri thức.

Chiến nhớ lại: “Năm lớp 1, cháu chủ yếu tập viết và làm toán, khó nhất là tập viết vì tay khó co duỗi nên viết phải chịu đau, hễ cầm bút là bị tuột, đến khi cầm bút thì nét chữ nguệch ngoạc, không thẳng hàng. Cô giáo luôn đứng bên cầm tay đưa từng nét chữ, lâu dần cũng viết được chữ ngay ngắn, thẳng hàng, các ngón tay cũng không đau lắm nữa”.

'Chú lính chì' xứ Nghệ 3 năm đến lớp trên lưng bạn
Hơn 3 năm qua, trước mỗi buổi học và sau khi buổi học kết thúc, Chiến được hai người bạn thân là Phan Ngọc Tâm Đoan và Nguyễn Văn Trịnh thay nhau cõng từ cổng trường vào lớp và từ lớp ra cổng trường để người thân chở về nhà.

Trong 8 năm qua, Chiến liên tục đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến. Cô Nguyễn Thị Liên - Hiệu trưởng Trường THCS Diễn Kỷ cho biết: “Chiến là học sinh thông minh và chăm chỉ học tập, tiếp thu bài học khá nhanh, giờ ra chơi các bạn trong lớp thường nhờ Chiến hướng dẫn làm bài tập, giảng lại những chỗ khó trong bài học”.

Chiến vẫn nhớ như in, cách đây hơn 3 năm - những ngày đầu mới vào lớp 6, khi vừa được bố chở đến cổng trường, một người bạn lại ghé lưng rồi nói: “Để mình cõng bạn vào lớp!”. Rồi một bạn khác bước đến: “Để mình cầm giúp ba lô sách vở!”.

'Chú lính chì' xứ Nghệ 3 năm đến lớp trên lưng bạn
Mong ước lớn nhất của Chiến là được tiếp tục học lên cao hơn để sau này tìm một công việc phù hợp.

Hai người bạn cùng lớp đã giúp Chiến là Phan Ngọc Tâm Đoan và Nguyễn Văn Trịnh. Sau lần ấy, hai cậu bé thay nhau giúp đỡ bạn cho đến tận bây giờ.

Khi được hỏi về con đường phía trước, Nguyễn Mạnh Chiến bộc bạch: “Em sẽ cố gắng học tốt hơn nữa để không phụ lòng mọi người và học lên cao hơn để sau này tìm một công việc phù hợp”. Cầu mong cho niềm mơ ước của “chú lính chì” sẽ thành hiện thực để tiếp tục gieo niềm tin yêu giữa cuộc đời!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • GRDP Thủ đô Hà Nội tăng cao nhất trong 5 năm gần đây
    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
  • Sôi nổi giải bơi chải tại lễ hội Đền Hùng
    Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 thu hút hàng trăm người dân tập trung theo dõi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
  • Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực trên thế giới
    Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) cuối tháng 3 xếp hang Sơn Đoòng của Việt Nam vào danh sách 9 điểm đến "siêu thực" trên thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
  • Công nhận Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế
    Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
'Chú lính chì' xứ Nghệ 3 năm đến lớp trên lưng bạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO