Chính sách tiền tệ vẫn phải nặng gánh

Trâm Anh/KTĐT| 08/05/2019 11:57

"50% vốn trung dài hạn cho nền kinh tế phụ thuộc vào ngân hàng, trong khi áp lực lạm phát, lãi suất vẫn khó giảm; chính sách tiền tệ phải gánh trên vai nhiều trọng trách và đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức song đã đạt được những thành công khá toàn diện...", là đánh giá của các chuyên gia, diễn giả tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng 2019, với chủ đề “Để ngân hàng Việt vươn xa” diễn ra sáng nay (8/5).

2018 tiếp tục là 1 năm thành công của ngành ngân hàng với những điểm sáng trong điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng, diễn biến tích cực trong tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.

Trong bối cảnh lãi suất trên thế giới tăng ở cả nhóm các nước phát triển như Mỹ (4 lần) và nhóm các nước mới nổi (Argentina tăng 6 lần, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 3 lần, Ấn Độ tăng 2 lần, Philippines tăng 4 lần, Indonesia tăng 6 lần) thì lãi suất trong nước được NHNN điều hành khá ổn định, thậm chí giảm lãi suất điều hành ngay từ đầu năm (giảm từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm), nhằm hỗ trợ thanh khoản và góp phần giảm chi phí vốn cho TCTD; mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng được duy trì ở mức phù hợp, lãi suất cho vay khá ổn định phổ biến trong khoảng 6 - 9%/năm đối với ngắn hạn, trung-dài hạn khoảng 9 - 11%/năm.
Về tỷ giá, NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối; thị trường vàng trong nước diễn biến ổn định.
Chuyên gia Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, điểm sáng của ngành ngân hàng trong năm 2018 là ổn định vĩ mô lạm phát tăng trưởng; thứ hai lãi suất tỉ giá ổn định trong bối cảnh cuối 2017 đầu năm 2018, tỉ giá chịu áp lực lớn từ tình hình quốc tế lẫn một phần trong nước.
“NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thông minh, bơm hút tiền rất đúng, chuẩn; phối hợp với Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chính phủ nhuần nhuyễn hơn”-  ông Thành nói.
Thực tế, có thời điểm áp lực lớn, tháng 5/2018 khi cuộc chiến thương mại nổ ra, tỷ giá các nước mất giá, lãi suất các nước trong khu vực tăng. Nhưng cũng có may mắn, Fed không tăng lãi suất như chúng ta nghĩ; tăng trưởng thuương mại kinh tế toàn cầu vẫn tốt; Trung Quốc không chơi trò chơi tỷ giá để ứng xử với cuộc chiến Mỹ Trung, điều này được IMF thừa nhận.
Tuy vậy, theo ông Võ Trí Thành, trước mắt NHNN vẫn còn thách thức, trong đó có lãi suất khó giảm thêm. Có nhiều câu chuyện từ bên ngoài, phụ thuộc điều hành của Fed. “Nhưng 3 điều chúng ta đang làm, nếu cứ loay hoay sẽ dẫn tới 2 chuyện là lãi suất rất khó giảm; hơn nữa hiệu quả hệ thống tài chính nhìn về trung và dài hạn bị ảnh hưởng. Chính sách tiền tệ, mục tiêu trung gian quá nhiều”- ông Thành nói.
Vị chuyên gia phân tích: “Cung tiền M2, tín dụng vừa quản theo khối lượng lại vừa mục tiêu lãi suất và lãi suất. Tỷ giá trong chừng mực nhất định, dù linh hoạt hơn rất nhiều vẫn là công cụ chính sách. Chúng ta đang phải chuẩn bị cho một tương lai trung hạn không quá dài. Việt Nam phải chuyển sang bằng được chuyển sang diều hành lạm phát mục tiêu, khi đó, sự phát triển hệ thống tài chính là quản theo giá, đó là lãi suất. Đây là thách thức cực lớn với NHNN”.
Chia sẻ quan điểm, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, hiện vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng, tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50,6% tổng dư nợ). Thực trạng này đã và đang tạo sức ép và rủi ro rất lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng.
Trong khi đó, áp lực lạm phát 2019 rất lớn, kiểm soát lạm phát sẽ là nhiệm vụ trọng tâm và rất khó khăn. Liên quan đến khả năng chống chọi của nền kinh tế với bên ngoài, dư địa chính sách tài khoá không còn nhiều, đòi hỏi kịch bản rất quan trọng trong thời kì vô cùng biến động.
NHNN với vai trò điều hành chính sách tiền tệ phải đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là sự ổn định vĩ mô. Và với sự linh hoạt tốt hơn, cân đối hơn giữa tăng trưởng và ổn định, NHNN còn phải phối hợp tốt hơn với Bộ Tài chính trong việc hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, đặc biệt là qua việc phát hành trái phiếu của của Chính phủ.
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, bước sang năm 2018, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
NHNN sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng theo định hướng đề ra. Tích luỹ thị trường ngoại tệ tăng khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Chính sách tiền tệ vẫn phải nặng gánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO