Cao Lỗ Đại vương

Đỗ Thị Hảo (sưu tầm)| 17/05/2020 16:13

(Thành hoàng làng Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội)

Cao Lỗ Đại vương
Di tích đền thờ tướng quân Cao Lỗ thuộc thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 
Cao Lỗ, tục gọi là Đô Lỗ, là một tướng giỏi của An Dương Vương. Theo truyền thuyết, sau khi giúp An Dương Vương đắp xong Loa Thành, thần Kim Quy rút chiếc móng trao cho nhà vua và dặn rằng: “Dùng vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì bách phát bách trúng lo gì không giữ được thành”. Vua bèn sai bề tôi là Cao Lỗ (có sách chép là Cao Thông) làm nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy, đặt tên là “Linh quang kim trảo thần nỏ” (“Linh Quang Kim Quy thần cơ”). 

Bản thần tích do Nguyễn Bính soạn kể rằng: Vua Hùng Tuấn Vương tuổi già, sinh 20 hoàng tử đều yểu mệnh, có ý muốn truyền ngôi cho con rể là Sơn Thánh (tức  thánh Tản Viên). Tướng của Hùng Vương tên là Phán, nguyên cũng là họ Hùng nối ngôi, Thục Phán tự xưng hiệu là An Dương Vương, đem quân từ Ai Lao về tranh ngôi báu. Khi An Dương Vương đi qua bản quận, Cao Lỗ đến yết kiến, xin theo giúp việc quân. Vương thấy Cao Lỗ sức vóc hơn người, tinh thông võ nghệ, bèn trao chức Tả tướng. Cao tướng quân tiến đến Bắc đạo (tức xứ Kinh Bắc) đóng đồn ở xã Đông Phù, huyện yên Phong, phủ Từ Sơn. Chọn 25 người bản xã làm gia thần. Sau đó tướng quân vâng lệnh trở về đồn sở ở Việt Thường Thị dự cuộc họp các tướng. Sau khi bàn định mưu kế, An Dương Vương đem quân đến vây kinh đô của Hùng Vương. Quân hai bên giao chiến một trận lớn. Cánh quân Bắc đạo bị thất lợi. Cao tướng quân lui về đóng ở đồn Đông Phù, quân của Hùng Vương kéo đến đông hơn, vây kín đồn trại của Cao tướng quân. Trong lúc nguy cấp bỗng có một đoàn hổ báo hiện lên giúp sức, Cao tướng quân thoát vây đem quân về trại cố thủ ở xứ Thanh Điền, trang Đại Than, huyện Gia định, phủ Thuận An. Ngày 4 tháng 4, Cao tướng quân không bệnh mà hóa. Các gia thần ở các trại Đông Phù, Đại Than đến làm lễ tế, xin rước bài vị về trong dân lập miếu thờ phụng. 

Người đời sau cũng truyền tụng nhiều huyền thoại liên quan đến thần như: Khi Cao Biền đi tuần châu Vũ Ninh, đêm mộng thấy thần nhân to lớn cài gậy đỏ ở đai lưng đến nói rằng: “Tôi là Cao Lỗ, xưa giúp An Dương Vương làm đại tướng, đánh giặc có công, sau bị Lạc hầu gièm pha, bị vua giết. Thượng đế thương tôi là người trung, cho làm đô thống tướng quân, giữ một dải núi sông, mọi việc dẹp giặc, công việc mùa màng cày cấy đều cho tôi được chủ trương”. 

Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285) đời Trần Nhân Tông thần được sắc phong là “Nghị Vương”; năm Trùng Hưng thứ 4 (1288) gia phong hai chứ “Cương Chính”; năm Hưng Long thứ 21 (1313) đời Trần Anh Tông gia phong hai chữ “Uy Huệ”. 

Tại đình làng Ái Mộ, thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, thờ Cao Lỗ làm Thành hoàng làng. Tại khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh có đền thờ tướng quân Cao Lỗ. Ở giữa ao trước đền, trên một gò đất, có đặt tượng Cao Lỗ, đang ở tư thế giương nỏ thần bắn giặc.

Đình thờ Đại Vương Cao Lỗ được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Cao Lỗ Đại vương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO