Ảnh minh họa
Do đó, để đảm bảo an toàn PCCC đối với loại hình này Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo chủ hộ gia đình và người dân cần thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra, dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng...; không lắp đặt biển quảng cáo, lồng sắt, lưới sắt tại ban công của nhà; không khóa cửa lối lên mái, trường hợp cửa có khóa cần quy định vị trí để chìa khóa.
2. Bố trí, sắp xếp vật dụng, hàng hóa gọn gàng, không che chắn, cản trở lối thoát nạn, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt tối thiểu 0,5m; nơi chứa, chất hàng nguy hiểm về cháy nổ phải bố trí tách biệt với nơi ở, sinh hoạt; không tích trữ xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy ở trong nhà.
3. Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, ngồn nhiệt: Khi đun nấu, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, sửa chữa, thi công, hàn, cắt phải có người trông coi; vị trí đặt bình gas phải thông thoáng, không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, thiết bị sinh nhiệt, các vật chất dễ cháy; không thắp đèn hương, nến, đèn cầy khi đi ngủ hoặc khi không có người ở nhà.
4. Phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơ-le, aptomat …) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn; bố trí riêng biệt hệ thống điện của khu vực sản xuất, kinh doanh và khu vực nhà ở gia đình; tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, trước khi đi ngủ và khi ra khỏi nhà;
5. Lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay…để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Trang bị mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng chống ngạt khói. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn như: búa, kìm cộng lực, xà beng,…
6. Khi phát hiện có cháy, nổ xảy ra hãy bình tĩnh, hô hoán báo động cho mọi người biết để mau chóng di chuyển ra ngoài qua lối thoát nạn an toàn; đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số máy 114.