ảnh minh hoạ
Tăng trưởng và an ninh trong tương lai của khu vực - cũng như phúc lợi của hàng trăm triệu người - đang bị đe dọa. Ông Bambang Susantono, Phó Chủ tịch về phát triển bền vững tại các nước ở Châu Á và Thái Bình Dương nhận định có nguy cơ cao nhất rơi vào tình trạng nghèo đói tăng nhanh, nếu những nỗ lực giảm thiểu và biến đổi khí hậu không được thực hiện nhanh chóng và mạnh mẽ.
Ngân hàng có trụ sở tại Manila cũng cho biết biến đổi khí hậu được dự báo sẽ đe doạ hủy bỏ nhiều tiến bộ phát triển của khu vực, góp phần quan trọng vào việc gây thiệt hại cho nền kinh tế trong khu vực.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết Hiệp định Paris năm 2015 có hiệu lực vào tháng 11 năm 2014, cam kết hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trung bình xuống dưới 2 độ C so với mức trước cuộc cách mạng công nghiệp và lý tưởng là tăng 1,5 độ C. Nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng lên khoảng 1,1 độ C kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp.
Các biện pháp sớm và tích cực là cần thiết để đạt được mục tiêu đó, nếu thế giới tiếp tục phát thải khí nhà kính với tốc độ tăng trưởng hiện tại thì nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng hơn 4 độ C vào cuối thế kỷ, với một số khu vực châu Á - Thái Bình Dương có mức tăng 6 độ C hoặc thậm chí cao hơn.
Tất cả các hệ thống san hô ở Tây Thái Bình Dương sẽ sụp đổ do tẩy trắng san hô hàng loạt nếu sự nóng lên toàn cầu tăng thêm 4 độ C. Ngay cả khi tăng nhiệt độ 1,5 độ C thì 89% các rạn san hô dự kiến sẽ bị tẩy trắng nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến rạn san hô đồng thời liên quan đến thủy sản và du lịch ở Đông Nam Á.
Mực nước biển có thể tăng 1,4 m nếu nhiệt độ tăng thêm 4 độ C. Nhiều thành phố ở Châu Á Thái Bình Dương tiếp xúc với mực nước biển dâng cao 1 m trong đó điển hình là ở Philippine. Indonesia sẽ là quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ven biển, với khoảng 6 triệu người dự kiến sẽ bị ảnh hưởng hàng năm cho đến năm 2100.
Với nhiệt độ tăng 4 độ C, lượng mưa hàng năm dự tính sẽ tăng lên tới 50% đối với hầu hết các vùng trong khu vực, trong khi một số quốc gia như Pakistan và Afganistan có thể giảm từ 20 đến 50% lượng mưa.
Trong số 20 thành phố lớn có mức thiệt hại lớn nhất do biến đổi khí hậu thì 13 thành phố ở Châu Á nằm ở Trung Quốc , Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản.
Năng suất lúa ở một số nước Đông Nam Á có thể giảm tới 50% vào năm 2100 nếu không có nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này sẽ mang lại những thay đổi mạnh mẽ trong thời tiết, đa dạng sinh học, nông nghiệp và thủy sản của khu vực và thúc đẩy di cư vì một số bộ phận sẽ trở nên khó khăn hơn trong sinh sống. Một kịch bản như vậy thậm chí có thể đặt ra một mối đe dọa tồn tại cho một số nước trong khu vực, và đè bẹp bất kỳ hy vọng đạt được phát triển bền vững .
Châu Á-Thái Bình Dương là nơi sinh sống của 2/3 dân số thế giới, với 9 trong số 15 quốc gia được liệt kê là dễ bị tổn thương nhất đối với các mối nguy hiểm tự nhiên trên toàn cầu. Các liên kết kinh tế toàn cầu của châu Á có nghĩa là các sự kiện khí hậu khắc nghiệt có thể phá vỡ các chuỗi cung ứng không chỉ trong khu vực mà còn ở phần còn lại của thế giới.
ảnh minh hoạ
Báo cáo của ADB cũng cho biết các thành phố đặc biệt dễ bị tổn thương là ở vùng ven biển. Châu Á ngày càng trở nên đô thị hóa vùng ven biển, khiến cho các thành phố và quần thể ngày càng tăng có nguy cơ khó khăn cao hơn từ mực nước biển dâng cao và thời tiết khắc nghiệt, cũng như sự gián đoạn nguồn thực phẩm và nước từ hạn hán và lũ lụt trong nội địa.
Sóng nhiệt là một mối đe dọa khủng khiếp đối với cộng đồng dân cư. Ngày nay, số ngày nóng ở các thành phố cao gấp đôi ở nội địa. Đến cuối thế kỷ 21, con số này có thể cao gấp 10 lần. Nhiều nước trong khu vực vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch cho năng lượng. ADB cho biết sẽ đầu tư 4 tỷ đô la Mỹ (5,5 tỷ đô la Singapore) vào năm 2020 để thúc đẩy nguồn cung cấp năng lượng tái tạo và tăng trưởng xanh trên toàn khu vực.
Nguyễn Văn Đàm (Trưởng ban khoa học- Viện Phát triển Năng lực cộng đồng và Môi trường)
http://moitruongvaxahoi.vn/canh-bao-chau-a-canh-bao-phai-doi-mat-voi-bien-doi-khi-hau-nghiem-trong.html