Càng cấm, dạy thêm - học thêm càng tăng: Nhiều kẽ hở trong quy định

Tuệ Nguyên/TNO| 22/09/2017 09:44

Dù rất nhiều lệnh cấm trong quy định hiện hành, nhưng như Báo phản ảnh, trên thực tế, việc dạy thêm - học thêm diễn ra ngày càng phức tạp và nặng nề.

 Để không phạm quy định, nhiều trường buộc phải tìm mọi cách “lách luật”, nên dù có cấm, việc dạy thêm - học thêm vẫn diễn ra “danh chính ngôn thuận”.

Liên kết với trung tâm bên ngoài làm bình phong
Với các trường THCS, quy định hiện hành không cấm tổ chức dạy thêm, nhưng muốn tổ chức thì phải được phòng GD-ĐT các quận huyện cấp phép, quản lý...
Hiệu trưởng một trường THCS danh tiếng ở Hà Nội chia sẻ: “Trường tôi có nhiều giáo viên (GV) giỏi và được phụ huynh của rất nhiều nơi “săn đón” gửi gắm con học thêm. Nếu theo như quy định hiện hành, tâm lý chung của GV không muốn dạy thêm tại trường và bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định trong khi mức học phí cho dạy thêm, học thêm bị khống chế nên thu nhập chỉ bằng một phần rất nhỏ so với kinh phí mà GV nhận được nếu tự dạy thêm ở nhà hoặc dạy dưới danh nghĩa một trung tâm nào đó”.
Theo vị hiệu trưởng này, để tận dụng được chất xám của GV, đôi khi nhà trường cũng phải tìm cách lách luật để GV dạy thêm có mức kinh phí cao hơn. Ví dụ, “làm ngơ” để GV đưa học sinh (HS) của mình ra trung tâm hoặc đến nhà dạy thêm, hoặc cho GV mượn phòng học ở trường để dạy thêm ngoài giờ dưới hình thức bồi dưỡng HS giỏi. Việc thu chi đều được thực hiện ngầm theo thỏa thuận giữa GV và HS. Mức thu này cao không kém so với việc HS học ở trung tâm bên ngoài, từ 100.000 - 200.000 đồng/buổi/HS và hầu hết HS trong lớp đều tham gia. Với những GV thực sự giỏi thì phụ huynh nào cũng muốn gửi con dạy thêm và mức học phí phải như vậy mới “giữ chân” được họ.
Quy định hiện hành chỉ khống chế trần học phí với việc tổ chức dạy thêm trong nhà trường nhưng với các trung tâm dạy thêm ngoài nhà trường thì không hề bị ràng buộc. Do vậy, không ít trường THCS tại Hà Nội thay vì xin cấp phép tổ chức dạy thêm - học thêm thì liên kết với trung tâm dạy thêm bên ngoài nhà trường, mượn họ làm bình phong để vẫn tổ chức dạy trong trường nhưng lại không bị ràng buộc bởi những quy định dạy thêm trong nhà trường. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì trung tâm phải chịu trách nhiệm chứ không phải nhà trường.
Không ít trường THCS như Thái Thịnh, Nguyễn Trường Tộ... thay vì xin cấp phép để tổ chức dạy thêm - học thêm theo đúng quy định thì lại để cho một trung tâm bồi dưỡng văn hóa vào đứng tên để tổ chức, quản lý việc dạy thêm cho HS của mình. Thực tế thì trung tâm chỉ đứng ra thông báo hoặc thu tiền… còn phòng học, GV… vẫn hoàn toàn là nguồn lực của trường. HS lớp nào vẫn học đúng giáo viên đó, hầu như không có thay đổi gì so với giờ học chính khóa.
Không cho học sinh học 2 buổi/ngày để... dạy thêm !
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, không ít trường THCS có thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho HS nhưng đã không làm như vậy.
Các trường lấy lý do HS ở lứa tuổi này có diễn biến tâm sinh lý phức tạp, nếu học bán trú cả ngày ở trường sẽ khó quản lý hoặc do phụ huynh có nhu cầu cho con học một buổi ở trường và một buổi để con được học thêm ở ngoài với những GV mà gia đình lựa chọn phù hợp... Lý do này đưa ra có vẻ hợp lý, nhưng trên thực tế, một nguyên nhân lớn hơn khiến các trường THCS không tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là để tổ chức dạy thêm - học thêm (quy định hiện hành nêu rõ không được phép dạy thêm - học thêm với những lớp đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).
Khó quản lý giáo viên dạy ngoài nhà trường
Theo quy định hiện hành, các GV đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với HS mà các GV đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý thầy cô giáo đó.
Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng cho biết, do Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT không quy định về quy chế phối hợp giữa trường phổ thông và các trung tâm để quản lý việc dạy thêm - học thêm nên hiệu trưởng gặp khó khăn trong việc quản lý GV dạy thêm ngoài nhà trường. Rất ít GV báo cáo với hiệu trưởng về việc họ dạy thêm ở bên ngoài ra sao, có dạy HS của mình hay không. Hiệu trưởng thì không thể đi đến các trung tâm để “bắt quả tang” HS hay GV của mình đang dạy thêm - học thêm thế nào.
Ngoài ra, quy định hiện hành không cho phép GV được tổ chức các lớp và trung tâm dạy thêm bên ngoài nhà trường. Tuy nhiên, thực tế hơn 5 năm qua cho thấy, đây là quy định mà GV dễ lách nhất.
Không ít GV ở các trường danh tiếng của Hà Nội là chủ các trung tâm dạy thêm cho mọi lứa tuổi ở ngoài nhà trường. Dù phụ huynh ai cũng biết họ chính là người điều hành trung tâm ấy, nhưng trên giấy tờ, đăng ký cấp phép thì họ chỉ là người làm thuê cho trung tâm nào đó và người đứng tên có thể là người thân của GV đó, hoặc người mà họ thuê... (Còn tiếp)
Nhờ người đứng tên để dạy thêm
Quy định GV không được tổ chức nhưng được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường cũng gây ra những tình huống khó lường.
Một GV có tiếng tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) được nhiều phụ huynh không chỉ trong quận mà các quận lân cận cũng muốn cho con em theo học. Để không vi phạm quy định, GV này phải nhờ một GV về hưu đứng tên xin mở cơ sở dạy thêm - học thêm với giá vài triệu đồng.
Còn trong cuộc họp giao ban giữa Sở GD-ĐT TP.HCM với các cơ sở dạy thêm vào đầu tháng 9, một cán bộ Phòng GD Q.Thủ Đức cho biết, trên địa bàn rất ít cơ sở dạy thêm, thậm chí có phường không có cơ sở nào. Trong khi đó, đây là một trong những quận, huyện có số lượng HS đông nhất TP.HCM và nhu cầu học thêm rất lớn. Thế nhưng, vì không có nhiều cơ sở dạy thêm mà GV không được tự tổ chức nên GV muốn dạy thêm cũng không biết tìm cơ sở nào để đăng ký. Phụ huynh của quận than phiền và tìm mọi cách xoay xở... cho con em học thêm ở quận khác!
Bích Thanh
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Quận Hai Bà Trưng phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025
    Sáng ngày 21/5, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025 trên địa bàn quận. Đây là một phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong công cuộc xây dựng xã hội học tập và phát triển nền tảng tri thức số của quận Hai Bà Trưng tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số cùng Thủ đô và đất nước.
  • Lũng Chinh - Nơi yêu thương dừng lại
    Ở nơi địa đầu Tổ quốc, giữa đại ngàn đá núi và mây mù quanh năm phủ lối, có những đứa trẻ vẫn ngày ngày băng rừng đến lớp, có những cô giáo lặng lẽ “cắm bản” để giữ ánh sáng con chữ giữa núi rừng. Và cũng chính nơi ấy – xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang – đã trở thành điểm dừng chân đầy cảm xúc trong hành trình thiện nguyện của Câu lạc bộ Thiện Tâm trong những ngày tháng 5 này...
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Chương Mỹ dự kiến trong tháng 5 hoàn thiện đề án cán bộ, nhân sự cấp xã mới
    Thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ dự kiến hoàn thiện hồ sơ (tờ trình, đề án, phương án cán bộ kèm hồ sơ nhân sự) trình Thành ủy Hà Nội xong trước ngày 30/5/2025.
  • Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa
    UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX ngày 20/5 về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
  • Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất – Giao hòa giữa văn hóa đọc và tinh thần Phật giáo
    Từ ngày 17 đến 21/5/2025, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất chính thức diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 và hành trình cung nghinh, tôn trí xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ. Sự kiện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống hiện đại.
  • Ra mắt vở nhạc kịch "Không gia đình" nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6
    Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot.
  • Khởi động cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương"
    Từ ngày 17/5-16/6/2025, cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương" chính thức nhận bài dự thi từ các nghệ sĩ trẻ trên toàn quốc, hướng tới tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc tại các vùng miền Việt Nam thông qua các tác phẩm hội họa sáng tạo.
  • Trao tặng 2 chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
    Hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung được trao tặng cho cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để lưu giữ, bảo tồn và trưng bày giới thiệu đến công chúng.
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
Càng cấm, dạy thêm - học thêm càng tăng: Nhiều kẽ hở trong quy định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO