Cần là m rõ hơn khái niệm mua bán người

GDTĐ| 27/10/2010 14:59

(NHN) Sáng 27/10, Kử³ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII tiếp tục là m việc, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, góp ý kiến và o dự thảo Luật phòng, chống mua bán người.

Аại biểu Quốc hội Dương Ngọc Ngưu (đoà n Thanh Hóa) cho rằng, vử tên gọi giải thích từ ngữ tại Аiửu 2 là  rất rộng, chưa tách bạch được các hà nh vi liên quan mua bán người. Khái niệm mua bán người rộng hơn khái niệm buôn bán người, ví dụ như những trường hợp đưa người đi lao động nước ngoà i, cho nhận con nuôi... vì vậy cần nghiên cứu, giải thích cụ thể vử tên gọi.

Nhiửu đại biểu Quốc hội vẫn chưa thống nhất vử tên gọi của dự thảo Luật.

Theo đại biểu Lê Thị Nga (đoà n Thái Nguyên), khái niệm nà y rất nhiửu ý kiến tranh cãi, vì mua bán là  phải trao đi đổi lại, có những yếu tố nhận tiửn cho nên dự thảo cần tương đối rạch ròi. Trong quy định của dự thảo Luật, khái niệm mua bán chưa có sự phân biệt giữa hà nh vi mua bán người với việc chuyển giao, tiếp nhận người trong các trường hợp cho nhận con nuôi, môi giới kết hôn, môi giới lao động hợp pháp...

Аồng tình với các ý kiến trên, quan niệm của đại biểu Quốc hội Vũ Huy Hòa (đoà n Thanh Hóa) thì  mua bán người bao gồm mua người, cất giữ người, buôn người... cần giải thích rõ nội hà m cho đầy đủ. Còn theo quan điểm của đại biểu Quốc hội Аỗ Mạnh Hùng (đoà n Thái Nguyên), đa số các thuật ngữ quốc tế dùng từ buôn bán người vì tội phạm liên quan đến con người là  đặc biệt, phải dùng từ buôn bán người mới lột tả hết được ý nghĩa. Theo ý kiến của đại biểu, nên lấy tên gọi là  Luật phòng, chống buôn bán người.

Vử tính khả thi của dự án Luật, hầu hết các ý kiến cho rằng, nhiửu quy định của dự thảo Luật phù hợp với yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người ở nước ta, tuy nhiên có một số quy định vử các biện pháp phòng ngừa mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ và  địa phương trong phòng, chống mua bán người; chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân bị mua bán trở vử; bảo vệ an toà n cho nạn nhân... còn khá rộng, chưa phù hợp với tình hình KT-XH và  điửu kiện thực tế của nước ta.

Аại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thanh Hòa (đoà n Bắc Ninh) cho rằng, trong thực tế, những hà nh vi vô cảm đối với nạn nhân của việc mua bán người là  những hà nh vi đáng sợ và  cần lên án nhất. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa đử ra hình thức cấm từ chối giúp đỡ các nạn nhân hoặc những người bị mua bán. Chúng ta cần quy định nghiêm cấm các hà nh vi nà y “ bà  Hòa đử nghị.

Аồng tình với quan điểm trên, đại biểu Quốc hội Huử³nh Thà nh Lập (đoà n TP.HCM) cho rằng, Аiửu 7, khoản 10 quy định, cấm dung túng, bao che, cần nói rõ cố tình không tố giác tội phạm, từ chối hoặc chậm chễ giúp đỡ nạn nhân, xử­ lý thông tin. Nếu cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyửn nhận được tin báo liên quan đến mua bán người mà  từ chối, chậm chễ giúp đỡ nạn nhân cũng là  hà nh vi bị nghiêm cấm. Như vậy, Аiửu 7 thể hiện hai ý, một là  cố tình không tố giác tội phạm và  hai là  cần quy định rõ nghiêm cấm việc từ chối hoặc chậm chễ xử­ lý thông tin khi được nhận thông tin tố giác tội phạm vử việc mua bán người.

Аại biểu Lê Quang Huy (đoà n Bạc Liêu) cho rằng, tại khoản 2, điửu 24 của dự thảo Luật quy định UBND xã nơi gần nhất hỗ trợ vử ăn mặc và  các vật dụng cá nhân thiết yếu khác cho nạn nhân đến khai báo trong trường hợp cần thiết; hỗ trợ tiửn tà u xe, tiửn ăn trong thời gian đi đường để họ tự trở vử nơi cư trú... Theo đại biểu, quy định như vậy thì không biết là  UBND xã có là m được không, nhất là  những xã ở biên giới, vùng sâu, vùng xa - nơi còn gặp nhiửu khó khăn?

Vử bảo vệ an toà n cho nạn nhân, quy định tại điửu 29 của dự thảo Luật, đại biểu Lê Quang Huy cũng đồng tình với ý kiến trong Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp cho rằng: Quy định vử bảo vệ an toà n cho nạn nhân như bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi ở, nơi là m việc, học tập của nạn nhân; thay đổi chỗ ở của nạn nhân và  người thân thích của họ... là  chưa phù hợp với điửu kiện, hoà n cảnh thực tế của nước ta và  tính khả thi không cao. Trong khi hiện nay không chỉ có nạn nhân bị mua bán cần được bảo vệ mà  còn có nhiửu đối tượng khác cũng cần bảo vệ như người là m chứng trong các vụ án buôn bán ma túy, khủng bố, rử­a tiửn, người tố cáo tham nhũng.... Vì vậy, đử nghị Chính phủ nghiên cứu bảo đảm quy định phù hợp, cân đối với các đối tượng khác và  thực hiện được trên thực tế.

Аại biểu Hồ Trọng Ngũ (đoà n Ninh Thuận) nhận xét, có thể đây là  một vấn đử mới và  khó, nên trong quá trình xây dựng, Ban soạn thảo vẫn còn lúng túng, nhiửu điửu khoản diễn đạt trong dự thảo diễn đạt chưa được gãy gọn.

Аại biểu Hồ Trọng Ngũ cũng đặt vấn đử, nếu chúng ta quy định vử việc hỗ trợ với nạn nhân bị mua bán theo 6 loại chế độ hỗ trợ là : hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và  chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ học văn hóa, học nghử; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn... thì chúng ta lấy đâu cơ sở vật chất, tiửn vốn để thực hiện các hỗ trợ đó. Liệu đặt ra như vậy thì khi áp dụng và o thực tế có thực hiện được không?

Xuất phát từ những lý do trên, đa số đại biểu cho rằng, hiện nay cơ sở bảo trợ xã hội được thà nh lập ở 63 tỉnh, thà nh phố trực thuộc Trung ương, do Sở Lao động “ Thương binh Xã hội quản lý, nếu bổ sung thêm chức năng hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và  tăng cường đầu tư cho các cơ sở nà y, nhất là  ở những nơi thuộc địa bà n trọng điểm vử mua bán người hoặc có nhiửu nạn nhân bị mua bán thì sẽ tận dụng được các cơ sở hiện có và  hoạt động hiệu quả, tiết kiệm hơn.

Аại biểu Ngô Thị Minh Hồng (đoà n TP.HCM) cho rằng, cần là m rõ khái niệm người bị mua bán trong luật vì hiện nay có cả tình trạng mua bán khi còn là  trong bà o thai, do vậy cần là m rõ để có hướng xử­ lý, phòng chống hiệu quả. Аại biểu Nguyễn Аức Hiửn (đoà n Quảng Ngãi) góp ý, việc ngăn chặn, phòng chống nạn buôn bán người cần quy định rõ trách nhiệm của các bộ ngà nh liên quan và  cần bổ sung trách nhiệm của Bộ Y tế. Аồng thời để công tác phòng chống mua bán người đạt hiệu quả cao cần có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Cần là m rõ hơn khái niệm mua bán người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO