Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa

nguoilaodong| 02/07/2017 10:17

Do trại nuôi nhốt đàn hổ ở Thanh Hóa không đạt được mục đích sinh trưởng, sinh sản để bảo tồn, không có tác dụng giáo dục môi trường, giáo dục thiên nhiên hay nghiên cứu khoa học nên đã bị kiến nghị tịch thu.

Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

Đàn hổ dữ nuôi nhốt trong trang trại nhà ông Nguyễn Mậu Chiến, xã Xuân Tin, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) thuộc Liên hiệp hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam vừa có kiến nghị gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất tịch thu đàn hổ hoang dã nuôi nhốt tại trang trại của ông Nguyễn Mậu Chiến (ngụ xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Đây là đàn hổ được gia đình ông Chiến mua từ bên Lào đưa về nuôi nhốt từ năm 2006. Việc mua và nuôi nhốt là tự phát, không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Trong một thời gian dài, việc nuôi nhốt hổ đã gây bức xúc cho người dân địa phương. Đến năm 2011, đàn hổ được gia đình ông Chiến chuyển ra một khu cồn đất ở thôn 27, xã Xuân Tín và được Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cấp phép cho nuôi nhốt trong thời gian 5 năm (22-5-2012 đến 22-5-2017).

Hiện trang trại này đang nuôi 11 cá thể hổ trưởng thành (4 con đực và 7 con hổ cái) và chưa được gia hạn cho nuôi tiếp do việc nuôi nhốt hổ không đạt được mục đích nuôi sinh trưởng, sinh sản để bảo tồn, không có tác dụng giáo dục môi trường, giáo dục thiên nhiên hay nghiên cứu khoa học.

Dưới đây là hình ảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt ở trang trại của ông Nguyễn Mậu Chiến mà phóng viên đã từng ghi lại:


Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 3.

Đàn hổ được ông Nguyễn Mậu Chiến đưa về nuôi nhốt trái phép từ năm 2006, đến năm 2012 đàn hổ này mới được cấp phép cho nuôi nhốt

Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 4.

Đàn hổ hiện có 11 cá thể (4 con đực, 7 con cái) tất cả đều đã trường thành

Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 5.

Những con hổ có trọng lượng khoảng 2 tạ, trông rất hung dữ

Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 6.

Trước đây đàn hổ nuôi nhốt trong nhà người anh em nhà ông Chiến, ngay giữa khu dân cư. Đến năm 2011 đàn hổ được chuyển ra khu vực cồn Tàu Voi, đội 27, xã Xuân Tín

Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 7.

Đây là cá thể hổ được nuôi từ nhỏ trông hiền lành hơn

Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 8.

Còn những con hổ này trông rất hung dữ, thấy người đến gần là chồm lên

Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 9.

Đàn hổ này đã hết phép nuôi nhốt từ ngày 22-5

Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa - Ảnh 10.

Do không đạt được mục đích nuôi sinh trưởng, sinh sản để bảo tồn, không có tác dụng giáo dục môi trường, giáo dục thiên nhiên hay nghiên cứu khoa học nên đàn hổ đang được kiến nghị thu hồi

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Cận cảnh đàn hổ dữ nuôi nhốt trái phép ở Thanh Hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO