Các bước nhận hỗ trợ chế độ ốm đau từ BHXH khi bị F0 và thời gian nghỉ bao lâu?

HNM| 21/02/2022 09:18

Bạn đọc hỏi: Tôi bị nhiễm Covid-19 và là F0 điều trị tại nhà. Do sức khỏe chưa ổn định nên tôi được nghỉ bao lâu? Các bước để nhận hỗ trợ ốm đau từ BHXH thực hiện ra sao?

Các bước nhận hỗ trợ chế độ ốm đau từ BHXH khi bị F0 và thời gian nghỉ bao lâu?
Nhân viên y tế đến theo dõi, điều trị F0 tại nhà ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Về vấn đề này Báo thông tin như sau:

Người lao động bị nhiễm Covid-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo Điều 26 của Luật này, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động như sau:

- Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:

­­+ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm.

+ 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.

- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm.

+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Theo Công văn 238/BYT-KCB, F0 cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu điều trị ngoại trú) sau đó chuyển cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ.

Các bước nhận hỗ trợ chế độ ốm đau từ BHXH khi bị F0 và thời gian nghỉ bao lâu?
Một mẫu nghỉ chế độ ốm đau điều trị Covid-19 tại nhà nộp cho doanh nghiệp.

Cụ thể, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động là F0 cần thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Nếu được cấp không đúng mẫu quy định, người lao động được đề nghị cơ sở y tế cấp lại.

Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, phải giải trình lý do bằng văn bản.

Sau khi nhận hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.

Bước 3: Nhận tiền trợ cấp ốm đau từ cơ quan BHXH.

Thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Số tiền trợ cấp được tính theo công thức như sau: Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.

Bên cạnh đó, người lao động còn được nhận tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19 trong trường hợp sau: Sau khi điều trị Covid-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.

Như vậy, bạn căn cứ vào thực tế điều trị Covid-19 tại nhà và hướng dẫn tại các quy định trên để làm thủ tục hưởng hỗ trợ ốm đau từ BHXH.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Các bước nhận hỗ trợ chế độ ốm đau từ BHXH khi bị F0 và thời gian nghỉ bao lâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO