Bồi thường sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đạt 97,4%

Đăng Chung| 17/10/2017 20:42

Sáng 17/10, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường biển, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp.

Bồi thường, hỗ trợ sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đạt hơn 97%
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp. 
Báo cáo của Bộ NN&PTNT - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cho biết đến ngày 4/10, các tỉnh đã chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân 6.193 tỷ đồng (đạt 97,4% số tiền thiệt hại, bằng 94,1% so với số tiền tạm cấp). Hiện nay, 3 tỉnh chưa hoàn thành việc chi trả tiền bồi thường do người dân là đối tượng được bồi thường không có mặt tại địa phương và một số người còn khiếu nại chờ giải quyết.

Tính đến ngày 10/10, khối lượng hải sản tồn kho theo báo cáo của các tỉnh là 12.223 tấn, tăng 6.855 tấn so với số liệu của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT thực hiện kiểm đếm, xét nghiệm vào tháng 11/2016 là 5.368 tấn.


Bốn tỉnh miền Trung bị sự cố môi trường đã đề xuất nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới khu neo đậu tránh trú bão, cảng, bến cá, chợ cá, nạo vét luồng lạch, đường dân sinh ra biển, đường giao thông ra khu sản xuất, hạ tầng khu chế biến thuỷ sản tập trung, công trình thuỷ lợi, kênh mương xử lý môi trường…


Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nêu rõ đến nay, về cơ bản đã hoàn thành việc bồi thường, các dự án đang được triển khai, chỉ còn 3% chi trả bồi thường chưa xong vì lý do khách quan. Đến thời điểm kết thúc mà chưa chi trả xong thì gửi ngân hàng để khi nào bà con trở về thì chi trả.


BộTN
&MT đã trình và được Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường 4 tỉnh miền Trung và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

Đồng thời, đã thực hiện việc quan trắc môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, gửi kết quả cho UBND 4 tỉnh và công bố trên các phương tiện truyền thông về hiện trạng môi trường biển sau 1 năm xảy ra sự cố môi trường. Tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành đối với Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương giai đoạn 1-1 của Công ty Formosa ngày 24/9.


Đối với số hải sản lưu kho tăng thêm, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ, Bộ Y tế đã vào lấy mẫu kiểm nghiệm và chốt số lượng hải sản tồn kho. “Đến nay các tỉnh lại báo cáo tăng thêm hải sản tồn kho thuộc diện bồi thường, hỗ trợ dù các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ. Chúng ta kiên quyết không mở rộng đối tượng được chi trả, nếu địa phương tự động ghi thêm, khai thêm đối tượng thì địa phương phải tự bỏ tiền chi trả".


“Việc chi trả bồi thường và hỗ trợ này phải công khai, minh bạch, không để sót lọt cũng như không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, đưa thêm người nhà, người quen vào để được hưởng chi trả trong quá trình bồi thường”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.


Theo Phó Thủ tướng, việc bồi thường và hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển gây ra phải xây dựng trên cơ sở hải sản còn lưu kho, có hoá đơn và chứng từ, các chứng cứ khác. Trường hợp được bồi thường phải đưa ra cộng đồng dân cư cùng với sự xác nhận của chính quyền cơ sở, đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình bồi thường, hỗ trợ đúng quy định, đúng đối tượng.


Việc chi trả bồi thường và hỗ trợ cho bà con không chỉ đúng quy định mà còn phải tạo sinh kế, ổn định cuộc sống cho nhân dân. Do đó, cần tập trung xây dựng hạ tầng, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn để ổn định, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, kịp thời phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm các phần tử kích động, gây rối làm mất an ninh trật tự.


Về bảo vệ môi trường biển, các bộ ngành và địa phương phải tập trung giám sát để Công ty
Formosa thực hiện đúng các cam kết trong quá trình sản xuất.

Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh hoàn thành dứt điểm việc chi trả trong tháng 11/2017.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
  • Lệ Quyên mở màn chuỗi concert L'Amour show "Love in the cloud"
    Vừa qua, đêm nhạc của tình yêu đã được tổ chức trong không gian bồng bềnh như mây tại Hôtel de l'Amour Tam Đảo, với phần trình diễn của "nữ hoàng bolero" Lệ Quyên. Đây là chương trình mở màn cho chuỗi concert mang tên: L'Amour show "Love in the cloud".
Đừng bỏ lỡ
Bồi thường sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đạt 97,4%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO