Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung: Tập trung hỗ trợ người lao động gói 26.000 tỷ đồng, không để ai bị thiếu đói

KTĐT| 14/07/2021 14:46

Việc triển khai Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 trong toàn quốc phải hết sức khẩn trương. Những đơn vị đã có kế hoạch, quyết định của UBND thì tập trung triển khai hỗ trợ ngay; đơn vị chưa tiến hành thì triển khai trong tuần này.

Nguy cơ đứt chuỗi cung ứng lao động...
Thông tin này được Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: Dịch Covid-19 đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu rộng. Đặc biệt, sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 3 và sang đợt dịch lần thứ 4 từ 27/4 đến nay đã ảnh hưởng đối với lao động việc làm rất lớn. Thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong quý II năm 2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…
Sự bùng phát lần thứ tư của dịch Covid-19 đã đẩy 1,8 triệu người lao động vào tình trạng không có việc làm. Khu vực dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, lao động có việc làm quý II là 19,4 triệu người. Đợt dịch này đã xâm nhập và tác động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn lao động (khoảng 4 triệu người), có các DN lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, những lĩnh vực vốn dĩ đã bị ảnh hưởng Covid-19 từ đầu, ví dụ thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn thì nay bị ảnh hưởng sâu hơn. Đời sống của những ng lao động ở khu vực này ngày càng khó khăn. Một số khu vực mới tiếp tục ảnh hưởng. Nguy cơ hơn, cùng với ảnh hưởng của đứt chuỗi cung ứng về nguyên vật liệu thì nguy cơ đứt chuỗi cung ứng lao động là hiện hữu.
“Hai tuần nay, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Vũng Tàu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh có 1,6 triệu lao động, Bình Dương 1,2 triệu lao động, Đồng Nai 1 triệu lao động bị tác động rất lớn. Tình trạng người lao động rút bảo hiểm 1 lần gia tăng, tỷ lệ người  thất nghiệp cũng tăng lên và nguy cơ này không chỉ dừng ở đây, dự báo tiếp tục gia tăng” – Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho hay.
Vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch ở những nơi dịch chưa tấn công
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã đánh giá, những tác động do đại dịch Covid-19 là vô cùng lớn; cho thấy vấn đề đời sống việc làm đặt ra những gánh nặng lớn trong bối cảnh hiện nay. Người đứng đầu ngành LĐTB&XH cũng cho biết, Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 với tinh thần thông thoáng nhất có thể; giảm bớt thủ tục, giảm bớt phiền hà, rút ngắn thời gian. Đến bây giờ, sau hơn 1 tuần, đã có 33 địa phương ban hành quyết định thực hiện triển khai.
Trong 6 tháng cuối năm 2021, nhiệm vụ còn rất nặng nề, vì vậy, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung yêu cầu kiên định thực hiện các mục tiêu cơ bản của ngành đã đặt ra từ đầu năm. Theo đó, các vụ, cục, địa phương rà soát các mục tiêu ở tất cả 14 lĩnh vực để phấn đấu hoàn thành.
Theo đó, đối với người có công (NCC) thì phải chăm lo nhiều hơn. Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên Trung ương không tổ chức các hoạt động có quy mô lớn kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ, nhưng không vì thế mà không quan tâm tới NCC. “Trước hết tất cả những chính sách NCC mà Chính phủ và Chủ tịch nước đã quyết định, các địa phương phải tổ chức cho tốt để đến với NCC nhanh nhất, đúng nhất, đầy đủ nhất. Đồng thời tổ chức các hình thức thăm hỏi NCC phù hợp. Nơi chưa có dịch, không có dịch thì càng phải quan tâm hơn tới NCC; nơi có dịch thì có hình thức phù hợp để thăm hỏi, động viên, chăm lo” – Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đề nghị các địa phương chú trọng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là kỹ năng lao động, đào tạo và đào tạo lại người học gắn với thị trường, có kế hoạch để phục hồi thị trường lao động.
Trước thực tế, thời gian qua có 70.200 DN dừng hoạt động, rút khỏi thị trường, phá sản; dịch Covid-19 tác động tới 9,1 triệu người lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị những đơn vị chưa bị ảnh hưởng tập trung củng cố; đơn vị đang bị ảnh hưởng có kế hoạch sau dịch phục hồi. Và, biến dịch Covid-19 từ nguy thành cơ để đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện chính sách.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, thực hiện “mục tiêu kép”, chúng ta tiến hành đồng thời song song cả phát triển kinh tế, phòng chống dịch ở những nơi dịch chưa tấn công. Nơi dịch đang tấn công thì chúng ta ưu tiên phòng chống dịch. Trong nơi có dịch, có những những đơn vị vẫn phải chăm lo phát triển kinh tế, có nơi phải phòng chống dịch.
Thứ hai là tiến tới thực hiện nguyên tắc “sống chung với dịch” khi tỉ lệ tiêm chủng cơ bản đạt được mức độ miễn dịch tại cộng đồng. Theo tinh thần đó, Chính phủ phấn đấu hết năm nay tiêm chủng đạt 70%.
“Đối với phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện Nghị quyết số 68, Quyết định số 23, phải lấy an toàn cho người dân là trước hết, không để ai bị đói; đảm bảo ổn định cuộc sống nhất là quan tâm tới người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý.
Và, với phương châm như vậy, việc triển khai Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 trong toàn quốc phải hết sức khẩn trương. Những đơn vị có kế hoạch, quyết định của UBND tỉnh rồi thì tập trung triển khai hỗ trợ ngay; đơn vị chưa tiến hành thì phải triển khai trong tuần này.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung: Tập trung hỗ trợ người lao động gói 26.000 tỷ đồng, không để ai bị thiếu đói
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO