Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đã có lộ trình xử lý 12 dự án kém hiệu quả

Đăng Chung| 28/10/2018 16:08

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, đã có đề án với lộ trình xử lý cụ thể, mục tiêu năm 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý 12 dự án kém hiệu quả.

Giải trình trước Quốc hội liên quan đến12 dự án nghìn tỉ kém hiệu quả, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, đã triển khai tích cực, đồng bộ, toàn diện đề án Chính phủ đã phê duyệt, theo lộ trình đến 2018 và 2019 sẽ xử lý tương đối toàn diện và triệt để các tồn tại để kết thúc vào năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đã có lộ trình xử lý 12 dự án kém hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, phải thực hiện các nguyên tắc cụ thể như: Các giải pháp, giải quyết phải trong khuôn khổ của luật pháp; thứ hai là phải đảm bảo đúng nguyên tắc của thị trường và không có chuyện trợ cấp và cung cấp vốn từ ngân sách nhà nước. Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ đầu tư, của các doanh nghiệp. Cuối cùng là phải phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế.

Các Bộ ngành đã phối hợp rất chặt chẽ trong việc này, đến nay, tiến độ đến nay cơ bản đạt một số kết quả tích cực. Sáu dự án dừng kinh doanh thì đã có 2 dự án, nhà máy bước đầu hiệu quả tích cực, không còn lỗ nữa, sẽ sớm đưa ra khỏi danh sách. Bốn dự án còn lại cũng đã từng bước khôi phục hoạt động, giảm lỗ. 

Hai  dự án liên quan tới nhiên liệu sinh học cũng đã có những chuyển biến cụ thể. Các dự án khác như Gang thép Thái Nguyên, giấy Phương Nam... có nhiều vấn đề phức tạp như công nghệ, thậm chí vi phạm pháp luật, trong thời gian tới sẽ tiếp tục xử lý rất đồng bộ, theo đúng quy định của pháp luật...

Trước đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết về tái cơ cấu các lĩnh vực công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương đã rất tích cực thực hiện, có những đề án và nhiệm vụ lớn.

Trong 2 lĩnh vực công thương đã duy trì được tăng trưởng. Cơ cấu của công nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là nền tảng của nền kinh tế. Năm 2016 tăng 11,9%, 2017, 14,4%, 9 tháng đầu năm là 13%. Cơ cấu trong hàng xuất khẩu đã tăng lên trên 80% vào 9 tháng đầu năm. Ngoài điện thoại thông minh, các lĩnh vực như chế biến thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện ôtô cũng tăng trưởng.

Tăng trưởng của công nghiệp đóng góp vào tăng trưởng thương mại. Dệt may đứng thứ 7, thủy sản thứ 4, điện thoại thông minh đứng thứ 12, đồ gỗ đứng thứ 5, chúng ta đứng thứ 27 trong số những nước xuất khẩu nhiều nhất.

Đã có nhiều doanh nghiệp lớn, đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu. Năm 2017-2018 cũng chứng kiến sự tăng rưởng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước đã tăng 17%, năm ngoái là 11%, trong khi năm 2018, khói FDI chỉ tăng 15%. Điều này cho thấy đó là sự chuyển dịch tích cực.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng phân tích thêm về cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung và cho biết, Chính phủ rất quan tâm, các bộ ngành nghiên cứu, phối hợp thường xuyên và báo cáo Chính phủ, từ đó khai thác tốt cơ hội và hạn chế các nguy cơ. Do không có thời gian, Bộ trưởng xin phép sẽ báo cáo đầy đủ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Tọa đàm khoa học: “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
    Toạ đàm là một trong những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của Lãnh đạo Thành ủy- UBND Thành phố Hà Nội thăm Thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đã có lộ trình xử lý 12 dự án kém hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO