Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội

VNHN| 27/02/2020 13:40

Tại dự thảo Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mở rộng một số nhóm đối tượng nghèo kinh niên, không còn khả năng lao động được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội

Ảnh minh họa

Tại dự thảo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất 10 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trong đó, có 6 nhóm đối tượng như theo quy định hiện hành tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và được đề xuất sửa đổi cho phù hợp gồm:

1- Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng trợ cấp xã hội hoặc đang được nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở trợ giúp xã hội; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; cả cha và mẹ đang hưởng trợ cấp xã hội hoặc đang được nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở trợ giúp xã hội. Bên cạnh đó, cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng trợ cấp xã hội hoặc đang được nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở trợ giúp xã hội; cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cha hoặc mẹ đang hưởng trợ cấp xã hội hoặc đang được nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2- Trẻ em thuộc diện quy định (1) nêu trên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

3- Trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo.

4- Người thuộc diện hộ gia đình nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng, hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5- Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: Người cao tuổi thuộc diện hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (*); người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến đủ 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định (*) đang sống ở miền núi, hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang; người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định (*) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; người cao tuổi thuộc diện hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

6- Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất thêm 4 nhóm đối tượng nghèo kinh niên, không còn khả năng lao động được hưởng chính sách trợ giúp xã hội gồm:

1- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo hoặc hộ cận nghèo.

2- Người nhiễm HIV, người mắc bệnh mãn tính thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác từ ngân sách nhà nước.

3- Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng.

4- Đối tượng khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến tổng số đối tượng được hưởng chính sách năm 2021 theo quy định mới khoảng 3,690 triệu đối tượng. Trong đó, đối tượng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP: 3,140 triệu người; đối tượng dự kiến tăng thêm: khoảng 550 nghìn người, gồm: (i) khoảng 204 nghìn người cao tuổi từ đủ 75 đến 80 tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, xã bãi ngang và (ii) khoảng 210 nghìn trẻ em dưới 36 tháng tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo hoặc sống tại địa bàn xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang; (iii) khoảng 130 nghìn người mắc bệnh mãn tính thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác từ ngân sách nhà nước; (iv) khoảng 150 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng.

https://vietnamhoinhap.vn/article/bo-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-de-xuat-mo-rong-doi-tuong-huong-chinh-sach-tro-giup-xa-hoi---n-27278
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO