Bộ Công an hướng dẫn 7 phương thức thay thế sổ hộ khẩu

Tuyen Nguyen| 02/01/2023 09:38

Kể từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết giá trị sử dụng. Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính hay giao dịch dân sự, Bộ Công an hướng dẫn người dân có thể sử dụng 7 phương thức thông tin công dân sau đây thay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

z4005954371889_8e2048bd8d4fea601586b18b601eb7fe.jpg
7 phương thức thay thế sổ hộ khẩu, sổ tam trú. Nguồn: Bộ Công an.

Các phương thức thông tin công dân thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú:

1. Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân. Các thông tin trên mặt thẻ Căn cước công dân, gồm: (1) Ảnh, (2) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân); (3) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (4) Ngày, tháng, năm sinh; (5) Giới tính; (6) Quốc tịch; (7) Quê quán; (8) Nơi thường trú; (9) Ngày, tháng, năm hết hạn; (10) Đặc điểm nhân dạng; (11) Vân tay; (12) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; (13) Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.

2. Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân có gắn chíp

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QRCode (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QRCode trên thẻ căn cước công dân. Các thông tin gồm: Số căn cước công dân; số chứng minh nhân dân 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp căn cước công dân.

3. Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chíp trên thẻ căn cước công dân phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, Công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng.

Các thông tin gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Quê quán; (5) Dân tộc; (6) Tôn giáo; (7) Quốc tịch; (8) Nơi thường trú; (9) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; (10) Số chứng minh đã được cấp; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn (của thẻ căn cước công dân); (13) Đặc điểm nhận dạng; (14) ảnh chân dung; (15) Trích chọn vân tay; (16) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).

4. Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bằng cách:

Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgi....

Bước 2: Đăng nhập tài khoản/mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng DVC quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.

Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn Tìm kiếm.

Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiện thị trên màn hình gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Nơi đăng ký khai sinh; (5) Quê quán; (6) Nơi thường trú; (7) Số định danh cá nhân; (8) Số chứng minh nhân dân.

5. Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 8-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ), bằng cách:

Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.

Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:

(1) Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông tin.

Các thông tin (tùy theo dịch vụ) gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Quê quán; (5) Dân tộc; (6) Tôn giáo; (7) Quốc tịch; (8) Nơi thường trú; (9) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; (10) Số chứng minh đã được cấp; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); (13) Đặc điểm nhận dạng; (14) ảnh chân dung; (15) Trích chọn vân tay; (16) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).

(2) Sử dụng các thông tin hiển thị trên VNeID:

Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân.

Thông tin hiển thị trên VNeID gồm: Số căn cước công công dân; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; căn cước công dân có giá trị đến; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp, Số điện thoại.

(3) Các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an để sử dụng xác thực điện tử tài khoản định danh điện tử của người dân.

6. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (ban hành kèm theo Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15-5-2021 của Bộ Công an)

Công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết (Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú). Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.

Thời gian qua, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Công an các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện tối đa cho công dân khi giải quyết thủ tục cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú để thực hiện thủ tục hành chính khi có yêu cầu. Mẫu giấy Xác nhận thông tin về cư trú (mẫu CT07 ban hành kèm Thông tư số 56/2021/TT-BCA) đã có đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về nơi cư trú của công dân, thông tin về chủ hộ, mối quan hệ của các thành viên trong hộ gia đình, cụ thể: (1) Số định danh cá nhân; (2) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quê quán; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quốc tịch; (9) Nơi thường trú; (10) Nơi tạm trú; (11) Nơi ở hiện tại; (12) Họ tên chủ hộ, số định danh chủ hộ và Quan hệ với chủ hộ; (13) Họ, chữ đệm và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân của các thành viên hộ gia đình và quan hệ với chủ hộ.

7. Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định tại Thông tư số 59/TT-BCA ngày 15-5-2021 của Bộ Công an)

Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.

Các thông tin trên Thông báo số định danh cá nhân: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Nơi đăng ký khai sinh; (5) Quê quán; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quốc tịch; (9) Tình trạng hôn nhân; (10) Nơi thường trú; (11) Nơi ở hiện tại; (12) Quan hệ với chủ hộ; (13) Nhóm máu; (14) Họ, chữ đệm và tên, của cha, mẹ; (15) Số định danh cá nhân.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Bộ Công an hướng dẫn 7 phương thức thay thế sổ hộ khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO