Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Người hết lòng vì nước vì dân

Hoàng Anh| 19/05/2019 09:33

“Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là một nhân vật lịch sử tiêu biểu của đất nước Việt Nam và Thành phố Hà Nội. Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phương Bắc ở thế kỷ thứ VIII, lật đổ ách thống trị của nhà Đường, xây dựng đất nước; là người hết lòng vì nước, vì dân” - Phát biểu tại hội thảo khoa học “Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, thân thế, cuộc đời và sự nghiệp” được UBND Thành phố Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội đồng họ Phùng Việt Nam tổ chức, Phó Chủ tịch U

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Người hết lòng vì nước vì dân
Trung tướng Phùng Khắc Đăng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HT

Hơn 25 tham luận cùng nhiều ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà văn như Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Tiến sĩ Phùng Thảo, Tiến sĩ Đinh Công Vỹ, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, nhà văn Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Văn Sơn, Tạ Đức, Phạm Minh Quân… đều thêm một lần khẳng định, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là nhân vật lịch sử tiêu biểu không chỉ của Thành phố Hà Nội mà của cả nước.

Theo Trung tướng Phùng Khắc Đăng, nhận định này không cần bàn luận. Vì, từ các tài liệu như: Việt điện thông giám cương mục, Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh… cùng nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu lịch sử, học giả tên tuổi trong và ngoài nước như Trần Trọng Kim, Hoàng Đạo Thúy, Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng… và các nhà nghiên cứu sau này thì đều có nét chung là: Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi quý tộc, tên tự là Công Phấn, cháu bảy đời của cụ Phùng Tói Cái, người đã từng được vua Đường mời vào cung thết tiệc.
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Người hết lòng vì nước vì dân
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo chuyên gia, các nhà nghiên cứu, nhà văn. Ảnh: Hoàng Kim Đáng

Chính sử còn bỏ ngỏ ngày tháng năm sinh của ông nhưng dân gian và dã sử lưu truyền lại Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm 761 và mất ngày 13 tháng 9 năm 802, thọ 41 tuổi. Ông có hai người em trai là Phùng Hải và Phùng Dĩnh - đều là những người có sức vóc và trí tuệ hơn người. Chính hai người em của ông đã cùng hợp sức bàn mưu, sát cánh tập hợp lực lượng động viên nhân dân vùng lên chống ách đô hộ hà khắc của nhà Đường, đỉnh cao là dẹp xong bọn giặc Cao Chính Bình.

“Về chiến tích và công lao của Phùng Hưng đánh giặc cứu dân trong củng cố, xây dựng đất nước, theo các tài liệu sử học mà chúng ta còn lưu giữ được, qua các nghiên cứu mới của các học giả trong, ngoài nước, trong tục lệ thờ cúng của nhân dân thì đều ca ngợi công đức của Bố Cái Đại Vương. Ông là vị vua sống hết mình vì dân, vì nước. 25 năm ông đã cùng nhân dân làm cuộc kháng chiến trường kỳ, chống áp bức, chống chế độ hà khắc của nhà Đường mang lại độc lập tự chủ cho dân Việt dù ngắn nhưng nói lên ý chí quật cường của dân tộc, của đất nước ta thời đó.” – Trung tướng Phùng Khắc Đăng nói.

Tôn vinh Phùng Hưng là nhà quân sự hùng tài, Tiến sĩ Đinh Công Vỹ minh chứng từ sức mạnh của nhà Đường khi đó với thanh thế lừng lẫy song đã bị Phùng Hưng xóa bỏ ách đô hộ tại trời Nam mà người đối đầu trực diện là Cao Chính Bình – một kẻ đã từng cứu Kinh lược sử Trương Bá Nghi khỏi hiểm họa cướp phá của giặc Côn Lôn và Chà Và. Thế nên, ông nhận định: “Làm được việc cực khó ấy đã càng tỏ rõ năng lực và uy thế của Phùng Hưng”.


Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Người hết lòng vì nước vì dân
Đó là, vào niên hiệu Đại Lịch 760 - 779, nhân lòng căm phẫn của nhân dân, chớp được đúng lúc quân lính ở Tống Bình nổi loạn, Phùng Hưng bằng thực lực của mình đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ. Tuy nhiên, đánh vào thành Tống Bình không phải dễ khi đây là thành trì vững vàng kiên cố và thường có 4.200 quân đồn trú, biên quận An Nam gần đấy còn có vệ quân đóng giữ. Kế sách của Phùng Hưng không thể không như Lê Lợi, Nguyễn Trãi là theo đúng binh pháp: tránh chỗ thực, đánh chỗ hư, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.

Khi thấy lực lượng của mình đã mạnh, thành Tống Bình bị cô lập, chắc thắng, Phùng Hưng mới theo kế hoạch của người cùng làng là Đỗ Anh Hàn đem quân vây phủ. Cùng với tầm mắt tinh tường biết vận dụng thời cơ, biết điểm huyệt, đánh vào những chỗ cần đánh, Phùng Hưng còn biết vận dụng chiến lược đánh lâu dài. “Rõ ràng, Phùng Hưng là nhà quân sự có tầm mắt chiến lược sâu sắc, đáng để người sau học tập. Võ công đánh hổ vật trâu mới chỉ là một mặt để làm hấp dẫn, sinh động hơn cái trí tuệ lớn lao đó của bậc đại vương hùng tài thao lược.” - TS. Đinh Công Vỹ tôn vinh.

Dành 2 tháng đi điền dã đến 32 lăng, đình, đền, miếu, chùa ở 6 tỉnh, thành phố có thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và các mưu thần, võ tướng của ông, Tiến sĩ Phùng Thảo đã có những thống kê chi tiết. Trong đó, tại Hà Nội, ông thống kê được 15 di tích liên quan đến Phùng Hưng và hàng chục di tích thờ các danh tướng của ông, trong đó có thể kể đến như: Lăng Bố Cái Đại Vương tại phường Cát Linh (quận Đống Đa), đền thờ ở thôn Cam Lâm (xã Đường Lâm), đình Đoài Giáp (xã Đường Lâm)…

Hay như có nhiều di tích gắn với cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng như đình Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) là nơi Phùng Hưng đặt đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa. Và điệu múa trống bồng - được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở nơi đây chính là điệu múa diễn tả lại cảnh Phùng Hưng cho nam đóng giả nữ múa để mua vui cho quân sĩ. Còn đình Quảng Bá (Tây Hồ) là nơi Phùng Hưng cho đóng quân khi tiến đánh thành Tống Bình.

Nơi đây, hiện vẫn còn nhiều địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa như: Gò Lá Cờ (nơi cắm cờ của các tướng chỉ huy khi tập trận), gò Bến Trùm (nơi quân lính xuống tắm sau những giờ luyện tập), gò Con Mộc (nơi quân lính tập mộc khiên), hồ Thủy Sứ (nơi neo đậu bến thuyền chiến đấu)… 

Bên cạnh đó, tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục đưa ra những luận bàn về quê hương cũng như năm sinh, năm mất hay thời gian nắm quyền của Phùng Hưng song chưa thể đi đến thống nhất.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, ở cuộc hội thảo về một viễn tổ họ Phùng - 1 nhân vật lịch sử không mới nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. Nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Là hội thảo khoa học đầu tiên về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, hội thảo đã không chỉ tỏ lòng tri ân của Hội đồng họ Phùng mà còn góp phần phát huy những giá trị lịch sử.

Chúng tôi tôn trọng mọi ý kiến và mọi sự khác biệt. Đây chính là những động lực để giới sử học tiếp tục dành nhiều mối quan tâm, nghiên cứu.”

Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cũng cho biết: “Thành phố Hà Nội vinh dự là quê hương và là nơi gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Trong suốt thời gian qua, lãnh đạo và nhân dân thành phố luôn trân trọng, gìn giữ những giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhớ ơn công lao của các bậc tiền nhân đã xây dựng đất nước, Thủ đô Hà Nội ngàn năm hiến, trong đó có Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Những tư liệu mới, những đề xuất của giới khoa học trong hội thảo “Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Thân thế, con người và sự nghiệp” được thành phố ghi nhận và sẽ lấy làm cơ sở khoa học cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng trong thời gian tới”.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Hà Nội: Học sinh Hoàn Kiếm xuất sắc đạt giải nhất cuộc thi quốc tế Codeavour 6.0
    Từ ngày 29 - 30/3, Vòng chung kết quốc gia tại Việt Nam cuộc thi Codeavour 6.0 đã được tổ chức ở Hà Nội và TP. HCM. Đặc biệt, giải Nhất chung cuộc thuộc về các đội đến từ trường Tiểu học Tràng An và trường THCS Trưng Vương đều thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • VinFast Green tiếp tục “hot rần rần” sau kỷ lục cọc
    Sức hút của VinFast Green không chỉ thể hiện ở kỷ lục trong 8 ngày vàng mở bán mà còn bởi sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo khách hàng trong thời gian “hậu mở cọc sớm”. Nhiều khách hàng cho rằng, với giá trị kinh tế dài lâu cùng sự bền bỉ và thân thiện với môi trường, VinFast Green đang thắng thế hoàn toàn so với xe xăng cùng phân khúc.
Đừng bỏ lỡ
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Người hết lòng vì nước vì dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO