Hà Nội

Biểu dương 48 điển hình tiên tiến CNVCLĐ Thủ đô học tập và làm theo Bác

Bảo Trâm 21:37 13/05/2025

Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05); biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác.

Báo cáo tại Hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành phố Hà Nội Trần Thị Thanh cho biết, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô cụ thể hóa từng nội dung của việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ gắn với việc tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, Thành phố.

z6597171967934-1e1cebc635036bf5a3ecb9761bb181b820250513151104.jpg
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu tại Hội nghị.

Công tác tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 05 được các cấp Công đoàn Thủ đô thực hiện đồng bộ, bài bản, sáng tạo. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên được triển khai kịp thời, cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, ngành nghề, đơn vị.

Việc tổ chức học tập các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm được duy trì đều đặn, linh hoạt về hình thức như hội nghị chuyên đề, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu, viết cảm nhận, kể chuyện Bác Hồ, sinh hoạt chính trị chuyên đề tại cơ sở, phát động phong trào học tập qua mạng xã hội, các bản tin Công đoàn.

Do đó, việc học tập và làm theo Bác ngày càng lan tỏa rộng rãi, thu hút sự tham gia tự nguyện, hào hứng của đông đảo đoàn viên và người lao động, nhất là lực lượng trẻ. Từ “học tập” đã chuyển thành hành động “làm theo” cụ thể, đã có 1.996 lượt tập thể và 4.104 lượt cá nhân đăng ký thực hiện 8.510 việc làm theo Bác.

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác trong đẩy mạnh các phong trào thi đua góp phần nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động cho công nhân lao động.

Trọng tâm là phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến sáng tạo Thủ đô”, “Dạy tốt, học tốt”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đặc biệt là phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” với điểm nhấn là tổ chức Hội thi thợ giỏi hàng năm trong các cấp Công đoàn, nhằm nâng cao kỹ năng, tay nghề, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, vì việc làm và đời sống của người lao động.

Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

z6597234277197-5d8616d67ff2d8690bc783c9302c285620250513153103.jpg
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy tặng Bằng khen cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy ghi nhận, biểu dương các tập thể và cá nhân đã đạt được thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị thời gian tới các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động; đưa việc học và làm theo Bác trở thành việc làm tự giác, thường xuyên trong mỗi đoàn viên, người lao động; tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ Công đoàn, xây dựng hình ảnh người cán bộ Công đoàn tận tâm, gương mẫu, nhiệt huyết.

Đồng thời, gắn việc học Bác với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cải thiện môi trường làm việc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Lựa chọn những vấn đề trọng tâm, thiết thực, gắn với nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động để triển khai học Bác một cách cụ thể, hiệu quả.

Tiếp tục phát động và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua như mang tính đặc thù của tổ chức Công đoàn như phong trào “Lao động giỏi”, “Sáng kiến Thủ đô”, “Công nhân giỏi Thủ đô” và các cuộc vận động xây dựng “Nếp sống văn hoá công nghiệp’’, xây dựng “cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá”, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần trách nhiệm, sự cống hiến, đổi mới sáng tạo của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô…

Tại Hội nghị, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã biểu dương 20 tập thể, 28 cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (giai đoạn 2016 - 2025) đây là những ngọn lửa truyền cảm hứng, góp phần làm rạng rỡ thêm hình ảnh người cán bộ, đoàn viên Công đoàn gương mẫu, tận tâm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2024
    Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/6 chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
  • Vinh quang Việt Nam năm 2025 tôn vinh 19 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến
    Tối 22/6, chương trình "Vinh quang Việt Nam năm 2025" với chủ đề "Tự hào và khát vọng diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) đã tôn vinh 19 tập thể, cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Biểu dương 48 điển hình tiên tiến CNVCLĐ Thủ đô học tập và làm theo Bác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO