Biển Đông hiện đang xuất hiện 2 áp thấp nhiệt đới, cần đề phòng lũ quét, ngập úng

Theo Anh Anh/Thương hiệu công luận| 22/07/2018 09:52

Trên Biển Đông hiện đang xuất hiện 2 áp thấp nhiệt đới cùng lúc. 1 vùng áp thấp trên khu vực Bắc Bộ dịch chuyển về phía ven biển Bắc Bộ, còn vùng áp thấp Đông Bắc Biển Đông di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc xa ra biển Đông. Các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục mưa dông, cần đề phòng lũ quét, ngập úng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 4 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Biển Đông hiện đang xuất hiện 2 áp thấp nhiệt đới, cần đề phòng lũ quét, ngập úng

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 140km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng cùa hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió giật cấp 6-7; ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới trên vịnh Bắc Bộ: cấp 3. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm 22/7, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh.Khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.   

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, ngày 21/7, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 40-120mm; có nơi trên 150mm: Hòa Bình 158mm, Minh Đài (Phú Thọ) 291mm, Bãi Cháy (Quảng Ninh) 165mm, Phủ Liễn (Hải Phòng) 259mm, Hà Đông (Hà Nội) 184mm...

Hiện dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới trên vùng biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa tiếp tục hoạt động mạnh. Mưa lớn có xu hướng mở rộng xuống các tỉnh phía Nam.

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 22/7 các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục đón nhận đợt mưa dông lớn

Ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to; khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 50-100mm/12 giờ).

Thủ đô Hà Nội giảm mưa, trời nắng ráo từ trưa chiều nhiệt độ cao nhất 24-32 độ C, chiều tối có mưa to đến rất to và rải rác có dông. Ngoài ra, các tỉnh Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ninh được cảnh báo nguy cơ đặc biệt cao xảy ra sạt lở đất. 

Khu vực Bắc Trung Bộ có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Các tỉnh ven biển Thanh Hóa, Nghệ An có gió giật cấp 6 - cấp 7.  Các tỉnh cần đề phòng lũ quét ở khu vực miền núi, ngập lụt ở vùng trũng.

Khu vực từ Đà Nẵng cho đến Bình Thuận trời nhiều mây, ngày có mưa rào và dông rải rác.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đang hoạt động mạnh nên trong 2-3 ngày tới tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm); trong cơn dông có khả năng rất cao xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Biển Đông hiện đang xuất hiện 2 áp thấp nhiệt đới, cần đề phòng lũ quét, ngập úng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO