Bất thường lô trái phiếu 450 tỷ đồng của CENLAND (CRE)

Theo Đầu tư Chứng khoán| 12/05/2022 17:39

Việc sử dụng tài sản đảm bảo là dự án bất động sản đang tranh chấp và chưa được cấp phép triển khai đang đặt nhiều dấu hỏi về mức độ rủi ro của lô trái phiếu 450 tỷ đồng do Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CENLAND, mã CRE) phát hành.

Bất thường lô trái phiếu 450 tỷ đồng của CENLAND (CRE)

Khu đất tranh chấp nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (quận Tây Hồ, Hà Nội), được CENLAND dùng làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu 450 tỷ đồng.

Như Đầu tư Chứng khoán đã phản ánh trong số báo trước xung quanh việc bùng phát tranh chấp đất trên mảnh đất rộng hơn 8.600 m2 mà Công ty cổ phần Đầu tư LILAHA đang thực hiện xin triển khai dự án LILAHA COMPLEX trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, tiếp giáp giữa phường Xuân La (quận Tây Hồ) và phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy).

Khu đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp (gọi tắt là khu Cày Máy) được chính quyền giao đất cho xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) từ những năm 80 của thế kỷ trước. Từ năm 2009, bà Nguyễn Thị Lan Phương đã nhận chuyển nhượng nhiều mảnh đất nông nghiệp từ các hộ nông dân Vũ Văn Việt, Nguyễn Văn Gạch và Nguyễn Văn Liên, hợp thửa thành mảnh đất 3.013 m2.

Mảnh đất này, theo chia sẻ từ phía bà Phương, là tài sản góp vốn cổ phần để thực hiện dự án “Xây dựng trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê” của Công ty cổ phần Đầu tư LILAHA tại khu Cày Máy, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (dự án xin triển khai bao gồm cả lô đất 3.013 m2 của bà Phương) qua một người đại diện tên Lưu Hoàng Lan.

Dự án sau đó có tên gọi “Tổ hợp văn phòng, khách sạn, thương mại dịch vụ và nhà ở tại ô đất D3-HH12” rộng 8.600 m2.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và sử dụng phần đất này, theo nội dung phản ánh gửi tới Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Phương cho biết, chủ sử dụng lô đất 3.013 m2 phát hiện, một số cổ đông và bà Lan đã tự ý chuyển nhượng toàn bộ 95% cổ phần đang nắm giữ tại LILAHA cho các cổ đông của Công ty cổ phần Đầu tư nhà và thương mại Hưng Ngân (Công ty Hưng Ngân) do ông Nguyễn Đắc Điềm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị mà chưa nhận được sự đồng ý của bà Phương.

Toàn bộ số cổ phần này sau đó đã được ông Điềm chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CENLAND).

Phát hiện bất thường trong quá trình chuyển nhượng, bà Phương đã gửi nhiều văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền để thông báo sự việc và ngăn chặn việc chuyển nhượng Dự án, đồng thời thực hiện thủ tục khởi kiện ra Tòa án để đòi lại quyền lợi ở lô đất hơn 3.013 m2 nêu trên.

Ngày 20/1/2022, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa (TP. Hà Nội) đã ra Bản án số 14/2022/DS-ST về “Tranh chấp tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu” và thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp của bà Phương vẫn còn với lô đất 3.013 m2 nêu trên.

Tuy nhiên, vấn đề của câu chuyện nằm ở việc, năm 2020, mặc dù xác định đang có tranh chấp khi 8.600 m2 đất dự án có dấu hiệu chồng lấn trái phép lên 3.013 m2 của chủ sở hữu khác, đồng thời dự án nhiều lần bị UBND TP. Hà Nội trả lại hồ sơ xin cấp phép do có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình hình thành nên lô đất, phần đất này vẫn được CENLAND đưa vào làm một phần tài sản đảm bảo phát hành gói trái phiếu 450 tỷ đồng từ cuối 2020 để huy động vốn, phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh, đầu tư các dự án bất động sản, cho vay để góp vốn vào các dự án bất động sản.

Cụ thể, thông tin công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, ngày 11/12/2020, Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CENLAND, mã chứng khoán CRE) công bố việc phát hành gói trái phiếu 450 tỷ đồng (mã trái phiếu CRE202001).

Lô trái phiếu có kỳ hạn 3 năm (tính từ ngày 31/12/2020) và lãi suất cố định 10,5%/năm, là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được bảo đảm bằng tài sản và không phải khoản nợ thứ cấp của doanh nghiệp.

Trong đó, các tài sản đảm bảo bao gồm cổ phần CENLAND, cổ phần Công ty cổ phần Đầu tư LILAHA và nhiều quyền tài sản từ hợp đồng kinh doanh giữa CENLAND và các đối tác.

Để đưa cổ phần chi phối đang nắm giữ tại LILAHA (mua từ ông Điềm và Công ty Hưng Ngân nêu trên) thành tài sản đảm bảo, CENLAND đã thuê Công ty cổ phần Thẩm định giá Tây Đô (trụ sở tại Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội) thẩm định giá Công ty cổ phần Đầu tư LILAHA. Việc thẩm định giá LILAHA diễn ra trước ngày phát hành trái phiếu 1 tháng.

Ngày 15/12/2020, Công ty Thẩm định giá Tây Đô phát hành chứng thư thẩm định, trong đó định giá Công ty LILAHA vào thời điểm ngày 30/11/2020 là 635 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với giá trị sổ sách chỉ 345 tỷ đồng, đồng thời gấp 3,8 lần vốn điều lệ.

Căn cứ được Công ty Thẩm định giá Tây Đô đưa ra dựa trên việc tính toán hiệu quả đầu tư dự án Đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp Văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại khu đất thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ và phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Tuy vậy, ngay chính trong chứng thư do Công ty Tây Đô cung cấp, đơn vị này cũng khẳng định dự án mà LILAHA đang đầu tư chưa tính tiền sử dụng đất, chưa có có quyết định giao đất, có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá, nhưng đơn vị này vẫn đưa ra định giá dự tính hơn 635 tỷ đồng cho LILAHA để giúp CENLAND làm căn cứ thực hiện việc thế chấp cổ phần này làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu 450 tỷ đồng.

Điều này đặt nhiều dấu hỏi về mức độ rủi ro tới các nhà đầu tư trái phiếu, chưa kể việc, Tòa án cũng đã ra quyết định tuyên bà Phương thắng kiện và thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp phần đất rộng 3.013 m2 trong 8.600 m2 dự tính ban đầu triển khai LILAHA COMPLEX.

Một vấn đề khác liên quan tới dự án, theo tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán, từ tháng 2/2017, mặc dù chưa có quyết định giao đất, chưa tính tiền sử dụng đất và phần đất vẫn đang trong tình trạng tranh chấp và khiếu kiện từ phía chủ sở hữu phần 3.013 m2, nhưng LILAHA vẫn thực hiện thế chấp toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp khác phát sinh từ Dự án "Đầu tư Tổ hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và dịch vụ tại khu Cày Máy, phường Xuân La, quận Tây Hồ và phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy” tại một ngân hàng thương mại cho một khoản vay khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Hà Nội sẽ tăng tỷ lệ đỗ lớp 10 công lập năm học 2025-2026
    Chiều 8/4, tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025-2026, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, dự kiến 64% học sinh vào lớp 10 công lập.
  • Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề “Bắc Kạn lung linh sắc màu”
    Lễ hội Carnaval đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” chính thức khai mạc vào 20 giờ tối 8/4. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025 và chào mừng 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Bất thường lô trái phiếu 450 tỷ đồng của CENLAND (CRE)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO