Chiửu 7/7, Tổng cục An ninh (Bộ Công an) đã họp báo công bố thông tin liên quan tới việc bắt giữ 99 đối tượng phạm tội xuyên quốc gia, dùng công nghệ cao để thực hiện hà nh vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, từ tháng 3/2010, Cơ quan an ninh đã phát hiện nhiửu nhóm tội phạm người Đà i Loan, Trung Quốc nhập cảnh và o nước ta qua nhiửu đường khác nhau, chủ yếu là một số tỉnh, thà nh phố phía Nam, trọng tâm là TP.HCM. Qua theo dõi, cuối tháng 6/2010, cơ quan an ninh phát hiện chúng bắt đầu hoạt động tội phạm bằng việc sử dụng công nghệ thông tin (viễn thông, internet) để tấn công và o ngân hà ng và tà i khoản cá nhân ở một số nước trong khu vực.
Để ngăn chặn hà nh vi nguy hiểm của chúng, từ ngà y 29/6 đến ngà y 06/7/2010, cơ quan an ninh đã tiến hà nh bắt giữ khẩn cấp 99 tên khi chúng đang hoạt động tội phạm ở các quận 2, quận 7, quận 8, TP.HCM. Thu giữ nhiửu phương tiện chúng đang sử dụng để gây án, bao gồm: nhiửu thiết bị kử¹ thuật viễn thông (như modem băng thông rộng, thiết bị chuyển mạch, cáp quang, cáp đồng,... kết nối Internet), máy tính để bà n, máy tính xách tay, máy điện thoại để bà n, bộ đà m, điện thoại di động, máy phát điện, máy đọc thẻ ATM... để hoạt động tội phạm.
Tang vật băng nhóm xã hội đen sử dụng để lừa đảo. Ảnh: PH |
Đến nay, cơ quan an ninh đã xác định đây là nhóm tội phạm xã hội đen, có tổ chức, người Đà i Loan và Trung Quốc, hoạt động xuyên quốc gia. Các tà i liệu thu được phản ánh chúng đã hoạt động tội phạm ở Đà i Loan, Thái Lan và Trung Quốc, gây nhiửu thiệt hại cho các tổ chức, công dân của nhưng nước nói trên. Sau khi bị lực lượng chống tội phạm của Đà i Loan, Thái Lan, Trung Quốc truy quét, chúng đã và o Việt Nam dừng chân để tiếp tục hoạt động tội phạm.
Chúng hoạt động theo cách chia nhử thà nh nhiửu nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 tên, ở nhiửu địa điểm khác nhau, độc lập với nhau, chỉ có tên cầm đầu mới biết các nhóm, mỗi nhóm chúng phân công nhằm và o mục tiêu cụ thể.
Theo tà i liệu cơ quan an ninh thu được và lời khai của một số tên cầm đầu, mục tiêu của chúng đang nhằm và o các ngân hà ng và các công dân Trung Quốc ở các tỉnh Giang Tô, An Huy, Thượng Hải.
Hà nh vi hoạt động tội phạm của chúng là lắp đặt hệ thống liên lạc quốc tế qua mạng Internet của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam như FPT, Vietel, SPT (TP.HCM), hầu hết ở những nơi chúng cư trú đửu được kết nối hệ thống nà y với các thiết bị kử¹ thuật hiện đại để tấn công và o các mục tiêu. Mỗi nhóm chúng sử dụng hà ng trăm điện thoại di động, hà ng trăm simcard, hà ng chục điện thoại cố định (nhưng bịt kín phần nối) để chỉ đạo hoạt động tội phạm ở nơi chúng gây án.
Theo thông tin từ Interpol, các nhóm tội phạm nà y xuất hiện lần đầu tiên ở Đà i Loan từ và i năm gần đây. Nạn nhân ban đầu chủ yếu là người vử hưu, hoặc người có thu nhập trung bình có thẻ tín dụng. Dần dần chúng điửu chỉnh phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, nhằm các các doanh nhân và người có tà i sản lớn, chiếm đoạt có vụ từ và i trăm ngà n, có trường hợp mất cho chúng 1 triệu USD. Đầu tiên, chúng thu thập tin tức vử mục tiêu tấn công qua các trang web hoặc danh bạ điện thoại, sau đó gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại giả mạo là cơ quan công an, viện kiểm sát, ngân hà ng, bưu điện của Trung Quốc để hù dọa nạn nhân rồi ép buộc người bị hại chuyển tiửn và o tà i khoản của chúng.
Theo cơ quan an ninh, hiện ta chưa phát hiện người bị hại ở Việt Nam, nhưng có một số doanh nhân Đà i Loan đã báo cáo với cơ quan chức năng vử hiện tượng có người lạ liên lạc hù dọa... giống như thủ đoạn của các nhóm tội phạm nà y. Các vụ vừa qua là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và bị bắt gọn.
Trong số 99 tên bắt giữ có: 76 người Đà i Loan, 23 người Trung Quốc đang bị truy nã, chúng sử dụng địa bà n Việt Nam để gây án ở Trung Quốc và các quốc gia khác, do vậy các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trung Quốc, Đà i Loan để xử lý. Công an Trung Quốc và Đà i Loan đã có công hà m đử nghị chuyển toà n bộ số đối tượng trên vử Trung Quốc và Đà i Loan để điửu tra tiếp.
Từ vụ việc nà y, cơ quan an ninh cũng cảnh báo, trong điửu kiện Việt Nam mở hội nhập quốc tế, ngà y cà ng có nhiửu người sử dụng tà i khoản ngân hà ng, thẻ tín dụng quốc tế. Đây là cơ hội để bọn tội phạm lừa đảo bằng công nghệ cao chiếm đoạt tiửn của nhiửu người. Vì vậy, người dân cần cảnh giác, phát hiện kịp thời và báo với cơ quan công an để ngăn chặn kịp thời.