Bằng Việt

13/06/2017 09:19

Bằng Việt Sinh năm 1941 Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

Biến tấu về ngày tận thế

Lịch người Maya phán đoán ra sao?
Nostradamus tiên tri những gì?
Mà cả nhân loại hoảng hồn
Suy đoán âu lo tính ngày tận thế?
Đuôi sao chổi Halley coi chừng quệt ngang Trái đất?
Thiên thạch rơi xuống Xibêri, xóa trơn cả vạn hecta rừng?
Những vòi rồng hút nước khổng lồ làm cạn vơi biển cả?
Bờ biển Achentina lúc nhúc trồi lên hàng trăm triệu bọ hung?
Bụi đen đặc tầng không, phủ kín bang Arizona như cơn ác mộng,
Cả “mặt trăng máu” đỏ bầm – điềm loan tin nhân loại lụi tàn!
Hăm mốt thế kỷ thăng trầm, biết bao điều cảnh báo,
Trái đất nóng lên. Băng tan. Núi lửa. Sóng thần...
Duy cốt lõi điều này, loài người không tính hết:
Là sự băng hoại chính mình - khi thui chột lương tâm!
Cái Ác tràn lan đến lộng hành… đẩy người về kiếp thú
Tận thế - là khi nhân tính không còn!
Đừng mất công làm phim về mọi điều viễn tưởng,
Khi Chân, Thiện, Mỹ… trong đời thành xa vắng, trống trơn!...

Internet giữa Trường Sa

Chiếc laptop nhỏ teo trên biển cả chơ vơ
Tín hiệu mong manh mở vào thế giới
Ăng ten chảo, wifi và internet,
Từ khơi xa bỗng chốc nên gần.
Dãy pin mặt trời phẳng phiu mới lắp
Ken vuông che khắp mái nhà
Bốn cột chong chóng xoay tròn
Chuyển sức gió thành năng lượng.
Thế kỷ tin học – nơi đây cùng địa chỉ
“Thế giới phẳng” trùng trùng 
                            vừa nối mạch với Trường Sa! 
Trịnh Quý và tôi (*)

         Lẽ ra, tôi đã chết ở Trường Sơn
         nếu không có cuộc “oẳn tù tì”
giành hơn thua cùng Trịnh Quý.
(Chính ủy Đặng Tính đi thị sát Savanakhet
xe com măng ca chật
phóng viên chỉ được chọn một người đi)
Chúng tôi cùng “oẳn tù tì” xem ai thắng cuộc
đâu ngờ thành trò đùa số mệnh:
sống chết trong chiến tranh y hệt như đùa…
Chuyến đi ấy, Chính ủy hy sinh cùng Trịnh Quý 
xe trúng mìn chống tăng, tung cao lên sáu mét,
ngay lúc mới đón tin vui hòa bình!
Bài ca” Trước ngày hội bắn”, giọng nữ xen giọng nam 
không còn thấy ai hát hai lời nữa.
Giọng nam hóa ồ đi, giọng nữ như khàn lại,
mất hẳn vẻ hồn nhiên khi uốn giọng song đôi!
Trong ba lô di vật Trường Sơn (đơn vị gửi về cho vợ),
         sau định mệnh cắt ngang, anh không còn lại sáng tác nào...
Nhập đồng câu hát xưa, chị bỗng thành trầm cảm
               luyện giọng tách làm đôi, cười khóc giữa chiêm bao!        
............................................................................................................................................... 
(*) Nhạc sĩ Trịnh Quý, rất nổi tiếng với bài hát “Trước ngày hội bắn”, thường do một ca sĩ hát, luôn tự uốn giọng, bắt chước thành hai giọng nam và nữ, như hai người cùng song ca. Trịnh Quý công tác ở Ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh Trường Sơn, khi tôi cùng nhà văn Lê Lựu cũng làm phóng viên chiến trường cùng ở đó. Anh hy sinh năm 1973 khi cùng Chính ủy Đặng Tính đi thị sát mặt trận Lào dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, khi đồng đội ở Đoàn Trường Sơn về thăm nhà anh, mới biết gia cảnh của anh  hết sức vất vả và vợ anh còn bị nhuốm bệnh thần kinh tăng nặng sau khi anh mất. 
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Đừng bỏ lỡ
Bằng Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO