Bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của lễ hội Vu Lan?

Theo TTO| 15/08/2019 07:25

Lễ hội Vu Lan tháng 7 đã trở thành nét văn hóa đẹp của người Việt.

Bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của lễ hội Vu Lan? - Ảnh 1.

Bạn Thanh Trâm (quê Bình Thuận) đến chùa Vĩnh Nghiêm dịp Vu Lan tháng 7 âm lịch để cầu bình an và sức khỏe cho cả nhà - Ảnh: T.T.D.

Hòa thượng Thích Hải Ấn, phó trưởng Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, nói về ý nghĩa Vu Lan.

- Lễ hội Vu Lan là lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung. 

Theo đó, Vu Lan có ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu: mọi người phật tử đều trông chờ đến ngày Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát khỏi những cảnh khổ do nghiệp nhân nhiều đời mang lại.

Vì vậy, đây là ý nghĩa đầu tiên của người con Phật mong báo đáp ơn đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ trong quá khứ, và còn cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại được luôn sức khỏe và an lành. Đồng thời thấm sâu hơn nữa là giáo lý tỉnh thức của đạo giác ngộ để thoát khổ trong cuộc sống hiện tại.

Ý nghĩa thứ hai: truyền thống Vu Lan còn là ngày cứu khổ - giải đảo huyền (nạn bị treo ngược) cho mọi sinh linh trong cuộc sống. Vì vậy người phật tử muốn đến chùa tụng kinh Vu Lan và kinh Báo ân để cứu khổ cho cha mẹ nhiều đời và cả cho mọi người bị nạn trong cảnh khổ như treo ngược.

Tôi cũng muốn nói thêm, cái khổ như người bị treo ngược này không chỉ có trong địa ngục vô hình, mà kể những người trong thế gian cũng có thể thấy được trong vô số cảnh khổ do bị phiền não hành hạ.

Ý nghĩa thứ ba là nét truyền thống tri ân và báo ân: người phật tử quan niệm có 4 ân lớn đó là ân Cha mẹ, ân Thầy tổ, ân Quốc gia và ân Chúng sinh. Do đó, ý nghĩa thứ ba của lễ hội Vu Lan chính là lễ hội tri ân và báo ân của người con Phật, và đến ngày rằm tháng bảy mọi phật tử đều mong đến chùa tụng kinh, lễ Phật, phóng sinh, bố thí làm nhiều điều thiện lành để đền đáp bốn ân nặng của người con Phật.

Ý nghĩa thứ tư: Chính là trong cuộc sống hiện tại của chúng ta phải sống đời thuận thảo với cha mẹ, bà con, thân thuộc. Nhất là phải săn sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu, cả vật chất lẫn tinh thần.

Hiện nay nét văn hóa ngày hiếu hạnh đã lan tỏa khắp mọi nơi qua truyền thống cài hoa hồng vào dịp ngày Vu Lan, đó cũng là nét văn hóa đẹp chúng ta cần tiếp nối và phổ biến để đem lại cuộc sống an lành cho mọi người, cho xã hội.

Bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của lễ hội Vu Lan? - Ảnh 2.

Hòa thượng Thích Hải Ấn - Ảnh: NVCC

Báo hiếu là một nếp sống đẹp của mọi người. Vì vậy theo tôi, mỗi người cố gắng báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên bằng cách làm lành lánh dữ, không làm các điều ác, luôn thực hiện các điều lành, giữ tâm ý của mình luôn tỉnh giác; khi cha mẹ còn sống thì luôn phụng dưỡng chăm sóc, khuyên cha mẹ cũng làm điều lành...

Hòa thượng Thích Hải Ấn

* Như hòa thượng nói, Vu Lan không chỉ là sinh hoạt đặc thù của Phật giáo mà cần phổ quát thành lễ hội của mọi người Việt trong việc đề cao hiếu đạo?

- Đúng vậy, Vu Lan là một nếp sống hiếu đạo không chỉ của người con Phật mà nét đẹp này cần phổ biến khắp cả mọi người. Bởi cũng như nhiều tôn giáo khác, Phật giáo rất đề cao chữ hiếu.

Đức Phật có dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, hành hiếu là hành Phật. Tâm của con người hiếu thảo là tâm của Đức Phật, hành động hiếu thảo của con người chính là hành động của Đức Phật. Nét đẹp này rộng sâu bao nhiêu, cuộc sống có cơ hội đem lại an bình cho xã hội nhiều bấy nhiêu.

Thực hành hiếu hạnh theo tôi là một nếp sống lành mạnh và chắc chắn sẽ đem lại nhiều an bình hạnh phúc cho mọi người. Và khi chúng ta thực hành một cách rộng rãi trong xã hội thì không những đem lại an bình hạnh phúc cho mọi người mà có thể đem lại sự an bình cho cả mọi chủng loại chúng sinh trong môi trường sống của chúng ta nữa.

* Có nhiều người quan niệm tháng bảy là tháng cô hồn. Việc cúng cô hồn, giật cô hồn… trở thành hiện tượng xấu xí, thầy có chia sẻ gì về điều này?

- Cúng thí thực cô hồn là một sự bố thí cho các cảnh giới khác. Đây là một hình thức bố thí mở rộng cho khắp cả pháp giới chúng sinh.

Đạo Phật quan niệm còn có nhiều thế giới chúng sinh mà mắt thường và kiến thức của con người không thể nào nhìn thấy hết. Vì thế Phật giáo có lễ cúng cô hồn để cầu nguyện và bố thí cho khắp cả các loài chúng sinh đều được hưởng phước tuệ và phương tiện.

Trong lễ cúng này mục đích là làm cho tâm hồn của người phật tử mở rộng hơn đến vạn loài chúng sinh khắp trong pháp giới.

Nhưng cũng vì có một số người không hiểu hết những ý nghĩa này mà trở thành sa đà việc cúng kiếng hình thức, làm giảm đi ý nghĩa và trở nên mê tín, như đi tranh giật những đồ cúng thì làm cho mất hết ý nghĩa của cuộc lễ.

Chúng ta nên ý thức điều này để tránh đi những điều đáng tiếc không nên có

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của lễ hội Vu Lan?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO