Bản án thuận tình ly hôn với mức chia tỉ lệ 6/4 có hợp lý?

DNTHNT| 23/04/2022 14:04

Vừa qua, ông Đào Mỹ Bình là bị đơn của bản án sơ thẩm li hôn số 112/2022/HNGĐ - ST ngày 04/04/2022 do Tòa án nhân dân huyện Thanh trì thụ lý, đã có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi tới các đơn vị chức năng và cơ quan báo chí về việc phân chia tài sản sau ly hôn. Theo ông Bình, bản án chưa công tâm và thấu tình đạt lý!

Theo thông tin cung cấp, ông Đào Mỹ Bình hiện đang sinh sống tại Triều Khúc, huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội là bị đơn của bản án sơ thẩm số 112/2022/HNGĐ – ST ngày 04/04/2022 do Tòa án nhân dân huyện Thanh trì thụ lý.

Tại phần quyết định của bản án (trang 10 đến trang 12) có ghi: “về tài sản chung, xác định tài sản chung của hai vợ chồng là giá trị công trình và giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất số 41, tờ bản đồ số 13, diện tích 236 m2 tại xã Tân Triều, huyện thanh Trì, thành phố Hà Nội được UBND huyện Thanh Trì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB732924 ngày 27/6/2005 có giá trị hơn 9 tỷ đồng. Theo bản án sơ thẩm, Toà tuyên cho bà Cao Thị Bình (vợ ông Bình - phóng viên), sử dụng, định đoạt trên phần đất có diện tích 84.1 m2…”.

Bản án thuận tình ly hôn với mức chia tỉ lệ 6/4 có hợp lý?

Theo ông Bình, việc chia tỉ lệ 6/4 như Tòa tuyên án là bất hợp lý vì đất này có nguồn gốc là đất hương hoả của bố mẹ để lại cho ông và các anh chị em trong nhà. Thêm nữa, việc Tòa tuyên chia đất theo vị trí của bản án vào đúng vị trí khoảng sân trước mặt gian thờ khiến cho việc đi lại của gia đình trở nên bất tiện, ảnh hưởng đến giá trị của ngôi nhà và chưa thấu tình đạt lý. Ông Bình cho biết thêm, thửa đất số 41 có diện tích 236 m2 là của bố mẹ ông (cụ Vực, cụ Nga - phóng viên) tạo dựng lên. Khi bố mẹ ông mất không để lại di chúc, ngày 18/10/2019 gia đình ông Bình họp gia đình và thống nhất thửa đất 236 m2 giao cho ông Bình tạm thời quản lý, toàn bộ diện tích 236 m2 là sở hữu chung của 08 người con của ông Vực và bà Nga.

Ông Bình cũng thông tin, trước đó (09/4/2004), tại cuộc họp toàn thể gia đình, việc tách riêng thửa đất với diện tích 236 m2 là giao cho ông Bình quản lý chứ không phải cho vợ chồng ông Bình. Với những lý lẽ đó ông Bình cho rằng việc toà phân chia tỉ lệ 6/4 là bất hợp lý và chia đất đúng vào vị trí trước mặt gian thờ hương hoả của gia đình ông là không thấu tình, đạt lý gây bất bình cho cả dòng họ.

Thông tin tại bản án, 7 người anh chị em của ông Bình trình bày: "thửa đất có diện tích 236 m2 tại xóm Chùa, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là do bố mẹ của chúng tôi (cụ Vực và cụ Nga - phóng viên) để lại cho 8 anh chị em để làm nơi thờ cúng chung. Đề nghị toà không phân chia tài sản này".

Bản án thuận tình ly hôn với mức chia tỉ lệ 6/4 có hợp lý?
z3354961665273_5119b4a5d8aecf842355c2e04c982bc5
Khoảng sân trước gian thờ, phần tài sản chia cho bị đơn là bà Cao Thị Bình được cho là chưa thấu tình đạt lý.

Để thêm phần khách quan, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính phát về bản án ly hôn trên. Theo quan điểm của Luật sư:

"Thông tin từ bản án: Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận tuyên bố hai vợ chồng được li hôn và chấp nhận việc chia tài sản là toàn bộ phần diện tích 236 m2. Căn cứ vào việc ông Bình trình bày không có khả năng chi trả tiền mặt nên Toà đã chia cho bà Bình một phần diện tích của thửa đất số 41 là căn nhà bê tông 3 tầng cùng toàn bộ cái sân (phần trước mặt gian thờ như ảnh) diện tích 84.1 m2… ông Bình không đồng ý với bản án sơ thẩm và đã kháng cáo toàn bộ bản án với lý do: tài sản trên là của bố mẹ để lại cho ông và các anh chị em chứ không phải của chung hai vợ chồng ông; việc toà án chia cho bà Bình bằng hiện vật là toàn bộ cái sân như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị sử dụng phần nhà còn lại của ngôi nhà và chưa đảm bảo nguyên tắc mà pháp luật quy định đồng thời ảnh hưởng đến trật tự an ninh địa phương, gây mất đoàn kết sau khi đất chia được xây dựng...

Quan điểm của luật sư: cần làm rõ nguồn gốc đất là do thừa kế chung của tất cả các anh chị em ông Bình hay là tài sản riêng của hai vợ chồng? Trong quá trình giải quyết Toà án đã triệu tập đầy đủ các anh chị em của ông Bình, lấy lời khai và ý kiến của họ chưa? Tại phiên toà các anh chị em ông Bình có ý kiến độc lập về việc đòi lại quyền thừa kế của thửa đất số 41 diện tích 236 m2, Toà cấp sơ thẩm đã thu thập đủ các tài liệu chứng cứ về nguồn gốc của tài sản này?

Về phần tài sản theo quan điểm của luật sư Đặng Văn Cường, cần làm rõ nguồn đất do bố mẹ ông Bình sang tên cho vợ chồng ông Bình là thừa kế hay tặng cho. Trường hợp là tặng cho thì có văn bản tặng cho không? Là thừa kế thì có văn bản nào thể hiện rõ việc thừa kế? Nếu không đủ các giấy tờ thể hiện rõ việc tặng cho hay thừa kế thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội vào năm 2005 cho vợ chồng ông Bình là không hợp pháp cần phải huỷ bỏ...

Ngoài ra, về tỉ lệ phân chia tài sản theo bản án, quan điểm của Luật sư: phải chia theo tỉ lệ 7/3 căn cứ vào việc tạo lập tài sản và công sức đóng góp, tỉ lệ 7/3 mới đảm bảo công bằng. Và việc chia cho bà Bình cả cái sân trước mặt gian thờ là hoàn toàn không phù hợp, việc phân chia như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị sử dụng đến phần đất còn lại... không những vậy còn gây ra nhiều mâu thuẫn nếu đất đó được xây dựng lên…"

Trước những thông tin còn nhiều chi tiết chưa được làm rõ tại bản án sơ thẩm, hi vọng rằng tới đây, Toà phúc thẩm sẽ làm rõ và có một bản án công bằng, thấu tình đạt lý.

 Phóng viên sẽ tiếp tục thông tin!

https://doanhnghiepthuonghieu.vn/ban-an-thuan-tinh-ly-hon-voi-muc-chia-ti-le-6-4-co-hop-ly-p39095.html

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Bản án thuận tình ly hôn với mức chia tỉ lệ 6/4 có hợp lý?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO