Bài 5: Không ngừng đổi mới công tác thẩm duyệt về thiết kế và thiết bị

Nhóm PV| 09/09/2021 12:55

Trong 25 năm qua, lực lượng Cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt về PCCC trên 68.000 công trình, trong đó, giai đoạn 1986 - 2000, giai đoạn trước khi có Luật PCCC: Số dự án, công trình được thỏa thuận về thiết kế và thiết bị PCCC là 18.692 công trình. Giai đoạn 2001 - 2010, giai đoạn sau khi có Luật PCCC: Số dự án, công trình được thỏa thuận thiết kế và thiết bị PCCC là 49.316 công trình.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, số lượng các dự án, công trình xây dựng được thẩm duyệt tăng lên tương ứng, nhất là các công trình quy mô lớn, phức tạp, cơ sở có dây chuyền công nghệ hiện đại ngày càng nhiều. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn nêu trên, lực lượng Cảnh sát PCCC đã không ngừng đổi mới công tác thẩm duyệt về thiết kế và thiết bị PCCC (về thời gian; về phương pháp thực hiện; về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ngoài). Trong quá trình thẩm duyệt và nghiệm thu, lực lượng Cảnh sát PCCC đã hướng dẫn chủ đầu tư, đơn vị thiết kế về những giải pháp, biện pháp PCCC, đồng thời kiến nghị khắc phục hàng chục vạn thiếu sót, vi phạm quy định, tiêu chuẩn về PCCC từ khi thiết kế công trình… Điển hình là khi thẩm duyệt về PCCC Trạm biến áp 500KV của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Cục Cảnh sát PCCC kiên quyết yêu cầu thực hiện xây tường ngăn cháy giữa 7 trạm biến áp (Chủ đầu tư và cơ quan thiết kế chỉ muốn xây dựng tường ngăn cháy bao quanh 7 máy). Ngày 25/4/2000, sét đánh gây cháy, nổ 1 trạm biến áp làm phun dầu ra xa hơn 20 mét gây cháy lớn nhưng do có tường ngăn cháy từng máy nên không cháy lan sang 6 máy còn lại (mỗi máy trị giá khoảng 1,2 triệu USD).

Hướng dẫn và tổ chức chữa cháy và CNCH


Lực lượng Cảnh sát PCCC đã chủ động xây dựng mới, chỉnh lý, bổ sung các bài chiến thuật chữa cháy, biện pháp chữa cháy đối với các cơ sở, dây chuyền công nghệ mới như: Chiến thuật chữa cháy đối với các cơ sở chế biến, chuyền tải dầu mỏ, khí đốt; chiến kỹ thuật chữa cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, nhà nhiều tầng, các cơ sở sản xuất có quy mô lớn… Lực lượng đã xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị PCCC mới phù hợp với thực tế.

Công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy luôn được nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện hơn. Từ phương án chữa cháy đã nghiên cứu xây dựng phiếu chiến thuật chữa cháy. Trong đó thể hiện những nội dung cơ bản nhất, cần thiết nhất khi chữa cháy ở cơ sở và được tổ chức sử dụng có hiệu quả. Đã xây dựng và tổ chức diễn tập hàng chục phương án xử lý các tình huống cháy, nổ lớn có sự tham gia của nhiều lực lượng, phương tiện của các ngành, quân đội và nhiều địa phương.


Lực lượng Cảnh sát PCCC đã tập trung khắc phục tình trạng thiếu chiến sỹ chữa cháy (tham mưu cho Bộ Công an tuyển chiến sỹ nghĩa vụ bổ sung cho lực lượng trực tiếp chữa cháy) và tổ chức khoa học, hợp lý công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu. Hàng năm, lực lượng Cảnh sát PCCC đã phối hợp với lực lượng cơ sở, dân phòng và các lực lượng khác kịp thời cứu chữa nhiều vụ cháy lớn, nguy hiểm, hạn chế được thiệt hại mang lại hiệu quả tốt như: Vụ chữa cháy các kho đạn ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Quảng Nam Đà Nẵng; vụ chữa cháy tàu trên sông Cửu ở Cẩm Phả (Quảng Ninh); các vụ chữa cháy chợ Vinh (Nghệ An), chợ Sắt (Hải Phòng); vụ chữa cháy bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đã bảo vệ an toàn khu nhà bệnh nhân… Chỉ tính riêng hiệu quả công tác chữa cháy, hàng năm lực lượng CSPCCC đã cứu được lượng tài sản khoảng 2.000 – 3.000 tỷ đồng, đã trực tiếp cứu và tổ chức thoát nạn cho hàng trăm người.


Ngoài việc trực tiếp tham gia chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án tham gia chống bạo loạn, gây rối, biểu tình, chống khủng bố; giải quyết các điểm nóng về an ninh nông thôn; cưỡng chế giải phóng mặt bằng; chống đua xe trái phép… và đã trực tiếp tham gia giải quyết nhiều vụ việc, đạt kết quả tốt được lãnh đạo các địa phương và nhân dân ghi nhận, góp phần xứng đáng vào thành tích chung của lực lượng CAND.


Đầu tư trang bị phương tiện PCCC và CNCH


Từ năm 1991 về trước, toàn bộ phương tiện chữa cháy trang bị cho lực lượng Cảnh sát PCCC là do Liên Xô và Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ không hoàn lại, trung bình mỗi năm 20 xe chữa cháy, 20 máy bơm, 20.000 mét vòi chữa cháy và một số trang thiết bị chữa cháy khác. 


Từ sau năm 1991 đến nay, toàn bộ việc đầu tư trang bị phương tiện PCCC và CNCH nước ta phải tự lo. Tuy nhiên, mức đầu tư kinh phí cho lực lượng Cảnh sát PCCC rất hạn chế và công tác trang bị phương tiện chữa cháy gặp nhiều khó khăn, có năm, cả lực lượng Cảnh sát PCCC chỉ được cấp 900 triệu đồng để đầu tư, trang bị phương tiện PCCC.


Trước thực trạng như vậy, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho Bộ Công an đề xuất Chính phủ cho phép  xây dựng và triển khai một số dự án sử dụng ngân sách của nhà nước. Đồng thời thực hiện một số dự án vay vốn ưu đãi của nước ngoài để đầu tư cho hoạt động PCCC như dự án “Đầu tư nâng cấp phương tiện chữa cháy” trị giá 130 tỷ đồng; dự án “Đầu tư trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng CSPCCC từ năm 2007 đến năm 2015” trị giá hơn 500 tỷ đồng….


Các Bộ, ngành và địa phương cũng đã quan tâm đến việc đầu tư cho hoạt động PCCC nói chung và trang bị phương tiện chữa cháy nói riêng. Đến nay có 42 địa phương đầu tư gần 400 tỷ đồng. Trang bị thêm gần 100 xe chữa cháy, 136 máy bơm, 12 xe thang, 2 xe cứu nạn, cứu hộ và nhiều phương tiện chữa cháy khác; xây dựng, cải tạo một số doanh trại, tạo thêm nguồn nước chữa cháy…


Trước năm 1991, chỉ có số ít phương tiện chữa cháy và chủ yếu là của các nước XHCN cũ, chất lượng không cao thì đến nay, toàn lực lượng Cảnh sát PCCC đã có 724 xe chữa cháy; 337 xe chuyên dùng; 325 máy bơm chữa cháy và nhiều trang thiết bị PCCC khác. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế hiện nay thì vẫn thiếu rất nhiều phương tiện chữa cháy cũng như cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là các xe chuyên dùng như xe thang, xe hút khói, xe cấp cứu sự cố, xe thông tin chiếu sáng…


Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC


Ngày 14/10/1999, trước yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường Đại học PCCC trên cơ sở Trường Cao đẳng PCCC, Trường Đại học PCCC trực thuộc Bộ Công an và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Lực lượng CSPCCC được tổ chức và bố trí khắp trên toàn quốc từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương có Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, gồm 9 đơn vị trực thuộc, đó là: Phòng Tham mưu (P1); Phòng Thanh tra, kiểm tra phòng cháy, chữa cháy(P2); Phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy (P3); Phòng Công tác chữa cháy (P4); Phòng Hậu cần (P5); Phòng Tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH (P6); Phòng Hướng dẫn điều tra – xử lý về cháy, nổ (P7); Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (P8); Trung tâm Nghiên cứu khoa học và tư vấn, chuyển giao công nghệ PCCC và CNCH.


Ở địa phương, trước năm 2006, cả nước có 64 Phòng Cảnh sát PCCC. Năm 2006, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thí điểm thành lập Sở Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác PCCC tại Trung tâm kinh tế, chính trị lớn này.


Năm 2010, Chính phủ đã chủ trì tổ chức sơ kết 3 năm thí điểm thành lập Sở Cảnh sát PCCC và đánh giá đây là mô hình tốt cần nhân rộng. Ngày 30/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập thêm 7 sở Cảnh sát PCCC tại các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương và Đồng Nai. Tính đến đầu năm 2010, toàn quốc có 156 đội Cảnh sát PCCC với trên 8.000 cán bộ, chiến sỹ.


(Còn nữa)…

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Bài 5: Không ngừng đổi mới công tác thẩm duyệt về thiết kế và thiết bị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO