Ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nợ, chậm đóng các quỹ bảo hiểm

HNM| 22/10/2021 20:30

Chiều 22-10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã nghe báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2020; báo cáo về việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019-2020.
Ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nợ, chậm đóng các quỹ bảo hiểm
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung làm việc.

Hơn 388.000 lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc

Trình bày báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, số người tham gia BHXH bắt buộc đến hết ngày 31-12-2020 là 15.050.944 người, giảm 153.092 người (tỷ lệ 1%) so với năm 2019.

Hiện nay, có hơn 151.000 tổ chức, cá nhân có trả thu nhập nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Cơ quan BHXH đã rà soát hơn 196.000 doanh nghiệp và xác định được gần 388.000 lao động thuộc đối tượng tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc. Tính đến cuối năm 2020, tổng số tiền chậm đóng BHXH bắt buộc là 12.113 tỷ đồng, tăng 2.013 tỷ đồng (tỷ lệ 19,9%) so với năm 2019, chiếm 4,4% số phải thu.

Ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nợ, chậm đóng các quỹ bảo hiểm
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo.

“Tổng số chi chế độ từ nguồn Quỹ BHXH năm 2020 là 193.619 tỷ đồng, tăng 15.124 tỷ đồng (8,47%) so với năm 2019. Số người hưởng BHXH một lần năm 2020 là 860.741 người, tăng 6,65% so với năm 2019”, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói.

Năm 2020, tổng số người tham gia BHXH tự nguyện là 1.125.236 người, gấp 2 lần so với năm 2019. Tổng số tiền thu BHXH tự nguyện năm 2020 là 3.969 tỷ đồng. Tổng số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện năm 2020 là 137,6 tỷ đồng.

Trong năm, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 13.337.492 người, giảm 54.401 người (tương ứng với 0,4%) so với năm 2019. Số tiền thu BHTN là 18.693 tỷ đồng, tăng 1.254 tỷ đồng (tương ứng với 7,2%) so với năm 2019; tổng số tiền chậm đóng BHTN trong năm là 399 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019.

Đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ BHXH và Quỹ BHTN ước đạt gần 953.078 tỷ đồng; trong đó, Quỹ ốm đau, thai sản là 13.472 tỷ đồng; Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là 54.089 tỷ đồng; Quỹ hưu trí, tử tuất là 794.920 tỷ đồng và Quỹ BHTN là 90.597 tỷ đồng.

Ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nợ, chậm đóng các quỹ bảo hiểm
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhận định, việc chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính cả giai đoạn 2016-2020 còn ở mức thấp, mới thu hồi 25,2% của tổng số tiền phải thu hồi; tại một số ít địa phương, vẫn còn tình trạng chưa linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế việc lạm dụng, trục lợi quỹ.

Bên cạnh đó, số nợ, chậm đóng BHXH có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo; do đó, cần tính toán về hệ quả pháp lý đối với chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất khi triển khai các gói hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù khi hết thời hạn tạm dừng đóng.

Ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nợ, chậm đóng các quỹ bảo hiểm
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày báo cáo.

90,85% dân số tham gia BHYT

Báo cáo về việc quản lý và sử dụng Quỹ BHYT năm 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tính đến ngày 31-12-2020, số người tham gia BHYT là 87,96 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số. Trong năm, có 2.612 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, tăng 166 cơ sở (6,8%) so với năm 2019; cả nước có hơn 167 triệu lượt khám, chữa bệnh, giảm hơn 10% so với năm 2019. Năm 2020, tỷ lệ trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT đạt 92,8%; tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt 45,6%.

Tổng thu Quỹ BHYT năm 2020 là 110.395 tỷ đồng; chi BHYT là 104.220 tỷ đồng. Về cân đối quỹ, tổng số thu Quỹ BHYT lớn hơn tổng số chi Quỹ BHYT là 5.071 tỷ đồng; dự kiến số dư Quỹ BHYT lũy kế đến cuối năm 2020 là 32.991 tỷ đồng.

Về thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Chính phủ, Bộ Y tế cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại nghị quyết trên, nổi bật như số người tham gia BHYT vượt 10,85% so với chỉ tiêu được giao. Trong giai đoạn 2016-2020, số trạm y tế xã được đầu tư kiên cố tăng từ 6.831 trạm (69,2%) năm 2016 lên 7.295 trạm (77,9%) năm 2020; kết quả tỷ lệ người bệnh hài lòng tăng qua từng năm, năm 2019 là 83%, năm 2020 là 84,6%; hệ thống bác sĩ gia đình được quan tâm phát triển, đến nay, cả nước đã có gần 500 phòng khám bác sĩ gia đình…

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, từ năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT tại một số địa phương bị ảnh hưởng; một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động, giải thể dẫn đến xảy ra tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đóng BHYT cũng như một số người không có điều kiện để tiếp tục tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Về thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13, đến năm 2020, chưa đạt mục tiêu hoàn thành đầu tư cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã ở vùng khó khăn, còn 22,1% trạm y tế xã vẫn chưa được đầu tư kiên cố và khoảng 40,1% trạm y tế xã có nhu cầu đầu tư cải tạo, xây dựng mới. 

“Rất ít trạm y tế xã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn cũng như chương trình mục tiêu quốc gia của địa phương để đầu tư, mà chủ yếu phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ trung ương và các dự án viện trợ nước ngoài”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhận định.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nợ, chậm đóng các quỹ bảo hiểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO