Chuyển động Hà Nội

An Khánh (Hoài Đức): Tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tiêu chí xã thành phường

Lệ Quyên - Mạnh Hà 19/09/2023 16:14

Với quan điểm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tiến tới hoàn thành các tiêu chí đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt. An Khánh đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, phát triển kinh tế nông thôn gắn với đầu tư xây dựng xã thành phường khi Hoài Đức lên quận.

anh-khanh.jpg
Khu đô thị Nam An Khánh - xã An Khánh.

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 và quy hoạch phân khu đô thị S3, được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4874/QĐ-UBND ngày 15/8/2013 theo đó xã An Khánh nằm trọn trong vùng quy hoạch phát triển đô thị của Thành phố. Điều này cũng tạo thuận lợi lớn cho An Khánh trong việc phát triển kinh tế - xã hội

Ngay sau khi được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022. An Khánh đã bắt tay vào xây dựng, nâng cao chất lượng các tiêu chí tiến tới hoàn thành các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xây dựng NTM An Khánh cũng đã gặp phải một số những khó khăn, chia sẻ về điều này ông Nguyễn Đăng Lợi – PTC xã An Khánh cho biết: Nguồn lực đầu tư cho nâng cao chất lượng các tiêu chí như cơ sở vật chất ,văn hóa, trường học, hạ tầng kỹ thuật,... còn gặp nhiều khó khăn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM khối lượng công việc nhiều, đội ngũ cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nên ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm trọn vẹn trong quy hoạch phát triển đô thị, trong khi nhà nước chưa thu hồi đất, nhân dân không dám đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên hiệu quả kinh tế thu được từ sản xuất nông nghiệp không cao, đã xuất hiện một số diện tích nhân dân bỏ hoang. Mặt bằng sản xuất kinh doanh Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã dẫn đến tình trạng sản xuất trong khu dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân.

Nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở nhằm phát triển nông nghiệp, cùng với các xã khác của huyện Hoài Đức Công nghiệp-TTCN và kinh tế nông thôn gắn với đầu tư xây dựng xã thành phường khi huyện Hoài Đức lên quận đồng thời tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển làng nghề và phát triển nông nghiệp bền vững, để nâng cao chất lượng sống, cải thiện đời sống của nông dân. Xã An Khánh đã tích cực triển khai và đạt được những kết quả đáng mừng trên mọi mặt.

Kinh tế - xã hội đã có bước phát triển toàn diện, an sinh xã hội được đảm bảo; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ổn định. Tăng trưởng kinh tế các năm đều đạt trên 9 %. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng Công nghiệp-TTCN; Thương mại-Dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã năm 2022 ước đạt 47182 triệu đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để xã sớm hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, tiến tới xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Dựa vào tình hình thực tế và điều kiện của địa phương, An Khánh định hướng phát triển trong thời gian tới là tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Khai thác tiềm năng, thế mạnh, tập trung đầu tư phát triển Thương mại- Dịch vụ, du lịch; từng bước đầu tư xây dựng mới các trung tâm Thương mại. Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn, các hệ thống tiêu thoát nước và đường làng ngõ xóm. Tập trung quản lý, định hướng phát triển các thành phần kinh tế; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp đầu tư, phát triển theo quy định pháp luật, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, nhất là kinh tế khu vực ngoài nhà nước. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó chú trọng vận động đóng góp xã hội hóa nhân dân. Mở rộng liên kết, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cơ quan, đơn vị để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ các nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ để phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng phát triển đô thị, đơn vị hành chính cấp phường khi huyện trở thành quận.

Ông Nguyễn Đăng Lợi cho biết thêm: Về cơ bản An Khánh đã hoàn thành các tiêu chí để về đích xã NTM kiểu mẫu, hiện tại địa phương vẫn đang tập trung hoàn thiện nốt một số tiêu chí còn thiếu và không ngừng nâng cao chất lượng sống cho người dân, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế của địa phương phát triển. Với mục tiêu phát triển An Khánh theo hướng đô thị theo quy hoạch chung của Thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050./.

Bài liên quan
  • Huyện Hoài Đức: Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn liền với hoàn thành các tiêu chí lên quận
    Sau khi đạt được những kết quả về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ((NTM), nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2016-2020,  huyện Hoài Đức tiếp tục “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng  NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025” theo Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội, đồng thời phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xã thành phường  theo Đề án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • “Chợt xanh về thương nhớ mênh mang”
    “Đêm hoa vàng” là tập thơ mới ra mắt của nhà thơ Bình Nguyên Trang, do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 5/2024. Nhan đề cuốn sách cũng là tên của một bài thơ trong ấn phẩm. Tập thơ gồm 43 thi phẩm, 124 trang, được chia làm hai phần: “Thuyền đã mất dấu buồm, sông đã vội” và “Niệm”.
  • Hà Nội: Tăng cường phối hợp tuyên truyền thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024
    Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương vừa ký công văn số 3109/ STTTT- BCXBTT gửi Văn phòng UBND Thành phố, một số cơ quan báo chí Thủ đô về việc phối hợp tuyên truyền thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024.
  • Triển lãm ‘Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám’ tại Cần Thơ
    Triển lãm tái hiện quá trình hình thành, phát triển Văn Miếu-Quốc Tử Giám và giới thiệu đến công chúng các danh nhân văn hóa có đóng góp quan trọng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
    Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ.
An Khánh (Hoài Đức): Tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tiêu chí xã thành phường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO