AFF Suzuki Cup 2018: Những khoảnh khắc gây tranh cãi nhất vòng bảng

Trung Phạm (TTXVN/VIETNAM+)| 28/11/2018 11:35

Vòng bảng AFF Suzuki Cup 2018 đã khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ và vinh quang, như cú đúp hat-trick của cầu thủ người Thái Lan Adisak Kraisorn trong trận đấu gặp Timor Leste. Tuy nhiên, vòng đấu này cũng để lại những khoảnh khắc gây tranh cãi trong và ngoài sân cỏ.

Dưới đây là 5 điều gây xôn xao dư luận nhất do FOX Sports Asia bình chọn:
AFF Suzuki Cup 2018: Những khoảnh khắc gây tranh cãi nhất vòng bảng
Pha đưa bóng vào lưới thủ môn Kyaw Zin Htet của Văn Toàn ở phút 81 trong trận Việt Nam-Myanmar nhưng không được công nhận bởi trọng tài cho rằng cầu thủ đội Việt Nam đã ở vào tư thế việt vị. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

1. Cổ động viên Malaysia tấn công cổ động viên Myanmar tại Kuala Lumpur

Đây có lẽ là sự việc đen tối nhất trong danh sách. Đội tuyển Malaysia đã đánh bại Myanmar với tỷ số 3-0 ở lượt trận cuối vòng bảng. Kết quả này giúp đội chủ nhà giành quyền vào vòng bán kết. Nhưng trên khán đài, các cổ động viên của họ thay vì ăn mừng lại xô xát với cổ động viên đội khách, những người đã nếm trải nỗi buồn thua cuộc và bị loại. Sau sự việc này, cần phải nhấn mạnh thêm rằng, “bóng đá không có chỗ cho hành vi bạo lực”.

2. Huấn luyện viên Indonesia gọi cầu thủ Philippines mang "nửa dòng máu"


Trong buổi họp báo trước thềm trận đấu giữa Indonesia và Philippines, huấn luyện viên Bima Sakti của Indonesia muốn nói rằng, đội bóng của ông đang gặp bất lợi về thể hình. Tuy nhiên, ông lại dùng từ “nửa dòng máu” để gọi các cầu thủ Philippines. Điều đó đã khiến cổ động viên và cầu thủ của đội bóng này tức giận.

“Họ có thể hình cao và lớn, và có nhiều cầu thủ mang nửa dòng máu. Điều quan trọng là chúng tôi sẵn sàng đối mặt với những tình huống cố định của họ. Philippines là một đội bóng được tổ chức tốt trong cả tấn công lẫn phòng ngự. Nhưng chúng tôi sẽ cống hiến hết mình trong trận đấu này và cố gắng hết sức để mang lại chiến thắng cho người hâm mộ”, huấn luyện viên Sakti đã chia sẻ như vậy trong cuộc họp báo.

Tuy nhiên, phát ngôn này đã bị tiền vệ Stephan Schrock của đội tuyển Philippines đáp trả gay gắt trên mạng xã hội. “Suốt ngày gọi chúng tôi là những kẻ mang nửa dòng máu. Rồi đến khi gặp nhau, chúng tôi sẽ cho các ông chỉ còn một nửa đi về thôi”, Schrock đe dọa.

3. Chủ tịch Edy Rhamayadi đổ lỗi cho báo chí về thất bại của Indonesia


Đội tuyển Indonesia có một kỳ AFF Cup thật tệ hại khi bị loại ngay từ vòng bảng. Điều khiến người ta bất ngờ là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá nước này, ông Edy Rhamayadi, đã đổ lỗi cho truyền thông vì thành tích của đội bóng trên sân.

Ông Edy Rahmayadi chỉ trích: “Nếu truyền thông và giới báo chí Indonesia tốt hơn thì đội tuyển Indonesia đã không đón nhận thất bại như thế này”. Đúng như dự đoán, những phát biểu của Chủ tịch Liên đoàn bóng đá xứ vạn đảo đã tạo nên một làn sóng phản ứng dữ dội từ người hâm mộ.

4. Huấn luyện viên Park Hang-seo (Việt Nam) và Antoine Hey (Myanmar) đấu khẩu

Ngay sau tiếng còi mãn cuộc, căng thẳng đã nổ ra khi huấn luyện viên Park Hang-seo từ chối bắt tay ông Antoine Hey vì một tranh cãi trong trận đấu. Khi trở về, huấn luyện viên Hey đã lên mạng xã hội và chỉ trích hành động của chiến lược gia người Hàn Quốc là “thiếu chuyên nghiệp”.

Cuối cùng, huấn luyện viên Park Hang-seo đã phá vỡ sự im lặng và nêu ra lý do của mình. Ông đồng thời cũng nhắc nhở người đồng nghiệp nên xem lại bản thân trước.

5. Văn Toàn bị thổi việt vị khiến Việt Nam đánh rơi chiến thắng


Việt Nam và Myanmar đối đầu trên sân Thuwunna để tìm ra ai sẽ là đội đứng đầu bảng A. Việt Nam đã chọc thủng lưới đối thủ ở phút 77 nhưng bàn thắng không được công nhận do lỗi việt vị.

Nhưng khi xem lại pha quay chậm, bàn thắng này của Văn Toàn rõ ràng hợp lệ và đó là sai lầm của những trợ lý trọng tài. Điều đáng nói là phán quyết trên vẫn được giữ nguyên và hai đội đã phải chấp nhận kết quả hòa không bàn thắng. Rất nhiều cổ động viên, cả trung lập lẫn Việt Nam, đã phản đối quyết định khó hiểu trên.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
AFF Suzuki Cup 2018: Những khoảnh khắc gây tranh cãi nhất vòng bảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO