75% mật ong trên thế giới nhiễm thuốc trừ sâu

Trọng Nhân/TTO| 08/10/2017 23:52

Thuốc trừ sâu loại nicotinoid được tìm thấy trong 75% mẫu mật ong được thu thập toàn cầu, một nửa trong số đó chứa hỗn hợp các chất hóa học độc hại.

75% mật ong trên thế giới nhiễm thuốc trừ sâu - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới cho thấy phần lớn mật ong trên thế giới bị nhiễm thuốc trừ sâu - Ảnh: ABC News

Đây là kết quả của một nghiên cứu mới đây, được đăng trên tạp chí khoa học Science. Theo đó, mật ong trên thế giới bị nhiễm những loại thuốc trừ sâu khá mạnh, cho thấy loài ong đang bị xâm hại nghiêm trọng ở mức độ toàn cầu.

Mật ong ở hải đảo cũng nhiễm thuốc

Khoảng 200 mẫu mật ong được đem đi phân tích với thuốc trừ sâu loại neonicotinoid. Kết quả, 75% trong số đó chứa các chất hóa học độc hại và không ít mẫu bị nhiễm đồng thời nhiều loại chất độc.

Từ năm 2012, các nhà nghiên cứu ở Vườn bách thảo Neuchâtel, Thụy Sĩ kêu gọi nhiều nông dân trên khắp thế giới quyên góp mật ong để phân tích lượng thuốc trừ sâu có trong thành phần mật.

Video tạm dừng

Nghiên cứu này là tin xấu cho loài ong - Clip: YouTube

Các nhà khoa học nhận được hàng trăm mẫu và đã lấy 198 mẫu đặc trưng cho nhiều khu vực. Họ đem phân tích với 5 loại thuốc trừ sâu neonicotinoid phổ biến.

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm cho biết tỉ lệ nhiễm độc cao nhất là ở Bắc Mỹ với 86% các mẫu chứa một hoặc hai loại trừ sâu neonicotinoid, tiếp đó là châu Á với 80% và châu Âu 79%, thấp nhất là ở Nam Mỹ nhưng cũng chiếm đến 57%. 

Ngoài ra, gần một nửa mẫu thử chứa nhiều hơn một loại thuốc trừ sâu.

"Bất ngờ nhất với chúng tôi là tình trạng ô nhiễm xảy ra ở cả những vùng xa xôi, kể cả những hòn đảo giữa đại dương", giáo sư Edward Mitchell ở Đại học Neuchâtel nói.

Hơn nữa, "nếu xét về nồng độ tối thiểu của thuốc trừ sâu bắt đầu gây ra tác động tiêu cực lên ong, thì khoảng 48% các mẫu đã vượt quá mức này".

Không thể phớt lờ thêm nữa

75% mật ong trên thế giới nhiễm thuốc trừ sâu - Ảnh 3.

Biểu đồ phân bố ô nhiễm mật ong trên Thế giới, mỗi chấm tròn tương ứng với nồng độ thuốc trừ sâu trong mật ong (đo bằng nanogram/gram) - Đồ họa: The Guardian

Trong tháng 6 vừa qua, một thử nghiệm ngoài môi trường quy mô lớn đã cho thấy những tác hại của thuốc trừ sâu neonicotinoid đến sự sống của đàn ong mật, cũng như gây hại cho những đàn ong hoang dã khác.

Với đặc điểm di chuyển nhiều cây số để thu nhặt mật hoa và phấn hoa, ong chính là một thước đo "sống" hữu hiệu để đánh giá mức độ ô nhiễm trong một khu vực

Việc mật ong bị phát hiện chứa nhiều thuốc trừ sâu một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên phạm vi toàn cầu.

Ong và những loài thụ phấn khác rất cần cho ¾ mùa vụ trên thế giới, tuy nhiên chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây do sự phá hủy môi trường sống, dịch bệnh và việc dùng thuốc trừ sâu không kiểm soát.

Trước đó vào năm 2014, một đánh giá toàn cầu về neonicotinoid kết luận rằng việc sử dụng rộng rãi loại thuốc trừ sâu này có thể đẩy hệ thống nông sản toàn cầu vào thế nguy hiểm, có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng thực phẩm bẩn bất cứ lúc nào. 

Đồng thời, một đánh giá mới đây trong tạp chí Environmental Science and Pollution Research (Nghiên cứu ô nhiễm và khoa học môi trường) đưa ra thêm những bằng chứng mạnh mẽ về tác hại của thuốc trừ sâu với nông nghiệp và kết luận: không thể lờ đi nữa, mọi thứ đã đi quá xa.

"Gần như toàn bộ các vùng đất đặc trưng trên thế giới đã bị nhiễm một lượng độc tố cao, do đó không có gì lạ khi đây là nguyên nhân góp phần cho sự suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu. 

Đây là lúc để phát triển một hệ thống kiểm soát thuốc trừ sâu toàn cầu để ngăn chặn những thảm kịch có thể xảy ra trong tương lai", Giáo sư Dave Goulson ở Đại học Sussex, Anh, nói.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
75% mật ong trên thế giới nhiễm thuốc trừ sâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO