Trong số 66 tác phẩm đạt giải có 2 tác phẩm xuất sắc nhất đoạt giải nhì gồm: công trình nghiên cứu "Dư địa chí huyện Quảng Xương" (Thanh Hóa) với phần văn hóa văn nghệ dân gian (trang 350-655) của tác giả Hoà ng Tuấn Phổ và công trình "Sên phắn bẻ" viết vử văn hóa tâm linh của người Thái đen ở Điện Biên của hai tác giả Lương Thị Đại - Lò Xuân Hinh.
Thông qua giải thưởng, rất nhiửu nét văn hóa dân gian đã được khơi dựng lại (Ảnh minh họa)
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Trong năm 2010, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận được 89 công trình dự thi, trong đó có 22 công trình ngữ văn, lý luận vử văn hóa dân gian; 11 công trình vử nghệ thuật biểu diễn, tạo hình; 50 công trình vử phong tục tập quán, địa chí; 6 công trình vử tri thức dân gian. Trong số 89 công trình có 6 công trình là các đĩa VCD, DVD và 83 công trình viết trên giấy A4.
Trong đó có nhiửu công trình nghiên cứu có chất lượng tốt như: So sánh và ẩn dẩn trong ca dao trữ tình (dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa học) của Hoà ng Kim Ngọc; phần viết hơn 100 trang vử văn nghệ dân gian trong Địa chí Quảng Xương của Hoà ng Tuấn Phổ; phần văn nghệ dân gian trong Địa chí Quảng Nam “ Đà Nẵng Thạch Phương Chủ biên; "Thà y cúng người Dao Họ ở Là o Cai" của Phạm Văn Dương; "Văn hóa ẩm thực trong ca dao tục ngữ" của Nguyễn Nghĩa Dân...
Bên cạnh đó, Hội cũng nhận được những công trình sưu tầm dầy dặn với nội dung mang tính phát hiện như: Sên phắn bẻ gồm hai tập hơn 700 trang của Lường Thị Đại và Lò Xuân Hinh; Tục ngữ và thà nh ngữ người Thái Mương Tương Dương “ Nghệ An của Trân Trí Dõi và Vi Khăm Mun...
Đặc biệt, năm 2010 là năm "được mùa" các công trình vử dân ca, dân nhạc như Khắp xứ lam của người Thái đen ở Điện Biên; Dân ca Nùng ở Bắc Giang... còn có các công trình viết dưới dạng sách dùng trong nhà trường cho học sinh sinh viên.
Năm nay cũng đã có những công trình đử cập đến sự biến đổi, qua đó quan sát vử số phận của di sản văn hóa, văn nghệ dân gian trong điửu kiện của xã hội đương đại như "Sự biến đổi văn hóa tộc người Thái ở Tây Bắc trong thời kử³ đổi mới" do Lê Hồng Lý chủ biên và các đồng tác giả; "Lễ hội cổ truyửn ở Hưng Yên - Sự biến đổi hiện nay" của Hoà ng Mạnh Thắng;...
Cũng trong buổi lễ nà y, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã trao tặng bằng chứng nhận danh hiệu "Nghệ nhân dân gian" và kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian" cho 8 nghệ nhân có cống hiến xuất sắc ở các môn nghệ thuật: hát trống quân, ca trù, múa bồng...