Chuyển động Hà Nội

66 cơ sở đạt danh hiệu Năng lượng xanh thành phố Hà Nội năm 2023

T. Trang 22:36 08/12/2023

Tối 8/12, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh TP. Hà Nội năm 2023. Tại lễ trao giải, 66 cơ sở có số điểm đánh giá cao nhất đã được nhận danh hiệu Năng lượng xanh Hà Nội 2023.

l1.jpg
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan phát biểu khai mạc.

Tới dự và phát biểu tại lễ trao giải, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Mô hình sử dụng năng lượng Xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, chương trình đã thu hút trên 100 đơn vị tham gia nộp hồ sơ đánh giá. Các đơn vị tham gia Chương trình được hỗ trợ: đánh giá hiệu quả năng lượng bằng công cụ mô phỏng năng lượng, tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; đánh giá mức độ ứng dụng đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật có mức tự động hóa cao theo hướng công nghệ công nghiệp thế hệ 4.0.

Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố đã công nhận 66 cơ sở đạt danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH theo tiêu chí được ban hành tại Quyết định 4281/QĐ-UBND ngày 28/8/2023 của UBND Thành phố. Các doanh nghiệp, cơ sở đạt danh hiệu NĂNG LƯỢNG XANH đã triển khai thực hiện các giải pháp có tính điển hình, mang lại hiệu quả cao, có thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp ở quy mô khác nhau, giúp cho các doanh nghiệp cơ sở chủ động trong quá trình đổi mới trang thiết bị, quản lý vận hành, thiết kế và khai thác dự án, Bà Lan chia sẻ.

l2.jpg
Các doanh nghiệp được công nhận danh hiệu cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh.

Những năm vừa qua UBND Thành phố đã ban hành các Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện, tiết kiệm điện, phát triển năng lượng tái tạo, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả làm căn cứ để các cấp các ngành triển khai sâu rộng đến các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn Thành phố. Qua đó góp phần, nâng cao tỷ lệ tiết kiệm điện, giảm tổn thất điện năng đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ tổ chức thành công các sự kiện chính trị - ngoại giao, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh cho Thủ đô và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

Trong đó đặc biệt, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được triển khai qua mỗi năm đã góp phần hình thành ý thức và thói quen trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng của các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn Thành phố. Nhiều giải pháp tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng tại các cơ sở sản xuất – kinh doanh, trụ sở làm việc, công sở, chiếu sáng công cộng, hộ gia đình; các hoạt động thúc đẩy mở rộng các đối tượng khách hàng tham gia về quản lý nhu cầu, sử dụng điện thông minh; phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo đã góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp điện đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

l3.jpg
Các cơ sở đạt danh hiệu sử dụng năng lượng xanh 3 sao tại lễ trao giải.

Hội đồng đánh giá căn cứ theo Hướng dẫn số 4571/HD-SCT ngày 18/9/2023 của Sở Công Thương thành phố Hà Nội về Công nhận danh hiệu sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH theo tiêu chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các cơ sở sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện quy trình xem xét quy cách hồ sơ tham gia đánh giá công nhận danh hiệu xác định có 66 hồ sơ đủ điều kiện để đánh giá.

Trong đó: 19 cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng trọng điểm đã triển khai thực hiện 140 giải pháp, tiết kiệm được 9.530 TOE, tương đương tiết kiệm 106,7 tỷ đồng trong vòng đời dự án 3 năm; kế hoạch sử dụng năng hiệu quả trong 5 năm tới, 19 cơ sở này sẽ tiết kiệm 15.860 TOE, tương đương với 178,9 tỷ đồng; 22 cơ sở sử dụng nhiều năng lượng đã triển khai thực hiện 110 giải pháp, tiết kiệm được 700,3 TOE, tương đương tiết kiệm 7,6 tỷ đồng trong vòng đời dự án 3 năm; kế hoạch sử dụng năng hiệu quả trong 5 năm tới, 22 cơ sở này sẽ tiết kiệm 1.167,2 TOE, tương đương với 13,2 tỷ đồng.

l4.jpg
Các cơ sở đạt danh hiệu sử dụng năng lượng xanh 4 sao tại lễ trao giải.

Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình của các đơn vị tham gia năm nay như: (1) Mô hình sử dụng dụng pin năng lượng mặt trời tại: Công ty TNHH Terumo Việt Nam, Công ty TNHH Hanwha Aero Engines, Công ty TNHH MOLEX Việt Nam, Tòa nhà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dự án LOTTE MALL West Lake Hanoi,...

(2) Sử dụng phần mềm BMS giám sát, điều khiển các trang thiết bị như: Hệ thống điện, điều hòa không khí, chiếu sáng, bơm, quạt, AHU,… tại: Cao ốc Vietcombank, Tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội, TTTM Aeonmall Hà Đông, Khách sạn Metropole Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank),…

(3) Lắp biến tần điều khiển cho các động cơ dây chuyền sản xuất, bơm, quạt, máy nén khí tại: Công ty Cổ phần sản xuất Havitech, Chi nhánh số 2 - Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam, Công ty TNHH URC Hà Nội, Công ty TNHH Sakura Hongming Việt Nam, Công ty CP Tôn mạ Vnsteel Thăng Long,…

Bài liên quan
  • 55 cơ sở đạt danh hiệu Năng lượng xanh thành phố Hà Nội năm 2022
    Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội, Ban chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố đã tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Hà Nội 2022. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2022 trên địa bàn thành phố.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
66 cơ sở đạt danh hiệu Năng lượng xanh thành phố Hà Nội năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO