5 thành tựu ấn tượng của ngành Nông nghiệp Việt Nam năm 2022

Hải Truyền| 02/01/2023 09:41

Vượt qua rất nhiều khó khăn từ các tác động tiêu cực của thị trường cũng như một phần ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng, với sự nỗ lực cao của cả nền kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất - nhập khẩu hàng nông nghiệp nói riêng, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2022 đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, thặng dư thương mại toàn ngành đạt 8,5 tỷ USD.

z4006100034835_67538e50e6efd5431f1703d60a83b215.jpg
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2022 đạt những thành tựu lớn.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy:

1. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 53 tỷ USD

Tháng 12/2022, xuất khẩu các sản phẩm ngành nông nghiệp đạt 4 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm nay đạt khoảng 53,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Con số này đã tăng 9,3% so với năm 2021.

Đóng góp cho sự tăng trưởng của ngành, nhóm nông sản chính đạt 22,6 tỷ USD (tăng 4,8 %); lâm sản đạt gần 17 tỷ USD (tăng 6,1%); thủy sản đạt 10,9 tỷ USD (tăng 22,9%).

Đáng chú ý, năm nay có tới 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm kim ngạch trên 2 tỷ USD (gồm cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ) và 7 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD; tôm 4,33 tỷ USD; cà phê 3,94 tỷ USD; gạo 3,49 tỷ USD; cao su 3,31 tỷ USD; rau quả 3,34 tỷ USD; hạt điều 3,07 tỷ USD).

Đặc biệt, năm 2022, thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021. Đây là con số lịch sử của ngành nông nghiệp, đóng góp chủ lực (chiếm khoảng 77%) trong tổng giá trị xuất siêu của cả nền kinh tế năm nay.

2. Xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD

Xuất khẩu tôm và cá tra tăng trưởng mạnh trong năm 2022 là nhân tố quan trọng giúp ngành thủy sản thiết lập kỷ lục xuất khẩu cả năm đạt 11 tỷ USD. Cụ thể, tôm có kim ngạch xuất khẩu ấn tượng khoảng 4,2 tỷ USD (tăng khoảng 13% so với năm 2021) và cá tra đạt 2,35 tỷ USD (tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước).

Năm 2022, giá trị sản xuất thủy sản tăng 3% so với năm 2021, tổng sản lượng đạt hơn 9 triệu tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 5,2 triệu tấn, sản lượng khai thác đạt 3,8 triệu tấn.

Về kế hoạch xuất khẩu năm 2023, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD, tổng sản lượng thủy sản khoảng 8,7 triệu tấn.

3. Xuất khẩu lúa gạo đạt 7 triệu tấn

Dù thị trường thế giới có nhiều biến động, Bộ NN&PTNT dự kiến năm 2022, gạo Việt Nam xuất khẩu đạt 7 triệu tấn, trị giá gần 4 tỷ USD, tăng từ 500.000 đến 700.000 tấn so với năm 2021. Đây là khối lượng gạo xuất khẩu rất ấn tượng trong năm nay và lập lại mức xuất khẩu kỷ lục 7,72 triệu tấn của năm 2012.

Năm 2022, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam gặp nhiều thuận lợi khi khách hàng mua gạo truyền thống là Philippines đã tăng nhập khẩu từ 2,9 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn. Thị trường Trung Quốc cũng chuyển sang nhập khẩu với khối lượng lớn vào cuối năm.

Một số quốc gia châu Âu có xu hướng nhập khẩu gạo nhiều hơn thay thế cho nguồn cung lúa mì bị sụt giảm mạnh vì xung đột Nga – Ukraine.

Ngày 2/9, lần đầu tiên gạo ST25 thương hiệu A An của Tập đoàn Tân Long được sử dụng trong thực đơn của Văn phòng Nội các Nhật Bản.

Một thương hiệu khác là Cơm Việt Nam Rice của Lộc Trời cũng tiến vào gần 800 đại siêu thị và hơn 3.000 siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích trên toàn nước Pháp...

4. Xuất khẩu trái cây cán mốc trên 3 tỷ USD

Năm 2022 là năm khá thành công của xuất khẩu trái cây vì có nhiều thị trường mới, nguồn cung cũng dồi dào, gần Tết nhưng tình hình biên giới lưu thông tốt... Các sản phẩm như: chuối, sầu riêng, chanh dây xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; nhãn tươi nhập khẩu vào Nhật Bản; bưởi da xanh, chanh được nhập khẩu vào thị trường New Zealand.

Trước đấy có 11 loại trái cây của Việt Nam hiện được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc gồm: Vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, chôm chôm, chuối, mít, xoài, măng cụt và sầu riêng, chanh leo.

Từ ngày 10/11/2022, có thêm tổ yến, khoai lang được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Như vậy Việt Nam đang có 13 loại nông sản xuất chính ngạch vào thị trường nước này.

Đồng thời, Việt Nam cũng có 6 loại trái cây tươi được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ gồm: Xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Bưởi da xanh là loại trái cây thứ 7 vừa được phép xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Tính tới tháng 11/2022, xuất khẩu rau quả đạt hơn 3,1 tỷ USD và ước tính đạt 3,4 tỷ USD vào cuối năm.

5. Xuất khẩu hồ tiêu quay lại nhóm ngành tỷ USD

Từ sau năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu nước ta liên tục tụt dù sản lượng tăng. Năm 2017 là 1,12 tỷ USD; năm 2018 xuống 758,8 triệu USD; năm 2019 là 722 triệu USD. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam chỉ còn 666 triệu USD, thấp hơn cả giá trị xuất khẩu năm 2010, trong khi khối lượng xuất khẩu tăng gấp 2,3 lần so với năm 2021, đạt 288.000 tấn.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, lũy kế 10 tháng của năm 2022, cả nước đã xuất khẩu 192.391 tấn hạt tiêu, đem về 837,9 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam đạt mức 4.414 USD/tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2021. Dự tính cả năm xuất khẩu tiêu sẽ đạt 220 nghìn tấn và 962 triệu USD.

Như vậy, sau 5 năm bị mất mốc 1 tỷ USD, ngành hồ tiêu vẫn chưa giành lại được mốc này. Trước đó, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 263.692 tấn hạt tiêu, với kim ngạch đạt 948,7 triệu USD.

Bài liên quan
  • Xuất khẩu nông sản: Quyết tâm tạo đà tăng trưởng
    Đến nay nhiều quốc gia đã và đang khống chế thành công dịch Covid-19 nên nhu cầu nhập khẩu lương thực, thực phẩm dự báo sẽ tăng mạnh. Mặt khác, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1-8-2020 sẽ mở thêm nhiều cánh cửa cho nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trước những tín hiệu tích cực đó, chúng ta quyết tâm khai thác thời cơ để tạo đà tăng trưởng như thế nào?
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Ca sĩ Xiri “trình làng” MV đầu tay mang đậm nét phim Châu Tinh Trì
    Hà Anh cùng Vinny Vũ tổ chức đêm nhạc ra mắt ca sĩ mới của HAY Bros: Nữ ca sĩ Xiri vào tối ngày 10/12 vừa qua. Đây cũng là buổi giới thiệu tới công chúng những thành công nho nhỏ mà HAY Bros đạt được trong gần 2 năm hoạt động.
  • SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm
    Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
5 thành tựu ấn tượng của ngành Nông nghiệp Việt Nam năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO