2 nhân viên y tế của Bệnh viện Thanh Nhàn mắc Covid-19

KTĐT| 03/06/2021 15:37

Ngày 3/6, Bệnh viện Thanh Nhàn đã ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 là nhân viên y tế. Hai trường hợp này mắc bệnh trong quá trình chăm sóc, điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Covid-19.

Theo Bệnh viện Thanh Nhàn, 2 nhân viên y tế này là điều dưỡng của bệnh viện, trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân Covid-19 tại khu khám sàng lọc, cách ly (khu vực đơn nguyên T1) của bệnh viện. 2 điều dưỡng được cách ly riêng biệt cùng ca bệnh Covid-19. Do đó, khi có kết quả dương tính không phát sinh thêm trường hợp tiếp xúc. Hiện, sức khỏe của 2 điều dưỡng này hoàn toàn ổn định.
Cũng theo Bệnh viện Thanh Nhàn, khi tiếp xúc với người bệnh, hai điều dưỡng này đã trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ. Qua kiểm tra, mọi quy trình thăm khám, cách ly bệnh nhân Covid-19 đều được tuân thủ đầy đủ. Bệnh viện nghi ngờ nhiều đến khả năng, nhân viên y tế có thể nhiễm bệnh trong quá trình cởi bỏ quần áo bảo hộ. Chủng virus lưu hành hiện nay siêu lây nhiễm, do đó, chỉ cần sơ suất ở một khâu nào đó khi tháo bỏ quần áo bảo hộ cũng có thể nhiễm bệnh.
Trước đó, đầu tháng 5/2021, Bệnh viện Thanh Nhàn đã phát hiện bệnh nhân B.T.M. (nữ, sinh năm 1965, ở thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) - nhân viên vệ sinh khu T9 của bệnh viện có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong khoảng thời gian từ ngày 7/5 đến 9/5, tầng 9 (Bệnh viện Thanh Nhàn) có tiếp nhận và điều trị 11 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, được chuyển đến từ Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
  • Hà Nội mưa dông, chuyển rét từ ngày 12/4
    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết trên cả nước từ nay đến ngày 18/4 có nhiều biến động. Trong đó, miền Bắc khả năng đón không khí lạnh, nền nhiệt giảm, đặc biệt nguy cơ cao xảy ra mưa dông mạnh trong thời kỳ chuyển mùa.
Đừng bỏ lỡ
2 nhân viên y tế của Bệnh viện Thanh Nhàn mắc Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO