Phúc Thọ - ''mỏ vàng'' sản vật

hanoimoi| 13/06/2022 14:46

Năm Minh Mạng thứ ba (1822), huyện Phúc Lộc được đổi tên thành Phúc Thọ. Năm nay, tròn 200 năm tên Phúc Thọ ra đời, mảnh đất giàu truyền thống lịch sử này không ngừng phát triển cùng nhiều đặc sản, sản vật nức tiếng ẩn chứa nét văn hóa độc đáo, là nguồn “tài nguyên” quý - thế mạnh trong phát triển kinh tế địa phương...

Phúc Thọ - ''mỏ vàng'' sản vật
Thu hoạch "rau muống tiến vua" ở làng Linh Chiểu (xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ).

Nức tiếng sản vật ngon

“Sài Sơn chi biển bức, Cấn Xá chi lý ngư, Khánh Hiệp chi kỳ bành, Linh Chiểu chi úng thái” (tức: Dơi ngựa Sài Sơn, cá chép Cấn Xá thuộc huyện Quốc Oai; cua đồng Khánh Hiệp, rau muống Linh Chiểu thuộc huyện Phúc Thọ) được người dân xứ Đoài truyền tụng là "tứ dị" (4 của ngon vật lạ của đất Sơn Tây dùng để tiến vua). 

Trong số 4 sản vật đó, chỉ còn "rau muống tiến vua" Linh Chiểu, xã Sen Chiểu (Phúc Thọ) duy trì đến ngày nay. Đây là giống rau có ngọn to, dài, lá thưa, ăn giòn, ngọt. Tương truyền, người xưa trồng "rau muống tiến vua" rất kỳ công. Những ngọn rau muống mới nhú được luồn vào trong vỏ ốc rỗng (thường là vỏ ốc nhồi). Lúc thu hoạch, rau được ngắt lấy phần ngọn nằm sâu trong vỏ ốc, trắng nõn, xoắn lại, rất đẹp mắt...

Người dân Linh Chiểu lý giải, sở dĩ rau muống ngon là bởi nơi đây có mạch nước sủi lộ thiên và được phù sa màu mỡ từ sông Hồng bồi đắp. Yếu tố thổ nhưỡng và giống rau chính là bí quyết tạo nên vị ngọt, giòn của "rau muống tiến vua". Có lẽ do đặc trưng đó nên nhiều nơi lấy giống rau muống ở đây về trồng nhưng chất lượng không sánh bằng.

Từ năm 2007-2009, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân khôi phục giống "rau muống tiến vua" và mở rộng sản xuất. Từ 1ha trồng thí điểm, đến nay, cả xã có 25ha trồng rau muống với 250 hộ. Cũng từ đây, thương hiệu "Rau muống tiến vua Sen Chiểu" (xã Sen Chiểu trước đây nay sáp nhập với xã Phương Độ thành xã Sen Phương) đã được người dân và người tiêu dùng chính thức sử dụng.

""Rau muống tiến vua" được trồng theo quy trình VietGAP và giao cho hợp tác xã nông nghiệp của xã chỉ đạo sản xuất. Việc giữ gìn và phát triển được giống rau quý lâu đời khiến người dân rất mừng”, ông Tín chia sẻ.

Chị Kiều Thị Hằng, ở thôn 6, trồng hơn 2 mẫu "rau muống tiến vua" cho biết, rau giống được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những ngọn mập, khỏe, cấy phải thưa và bảo đảm ruộng luôn ngập nước để rau vươn dài. Sau thời gian thu hoạch 4-5 tháng, người dân lại phá đi, cấy lại để rau bảo đảm có ngọn mập, ngon. Rau muống cho năng suất cao nhất từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông kém hơn nhưng khi luộc hoặc xào vẫn giòn, ngọt, vị đậm, nước xanh trong...

Phúc Thọ - ''mỏ vàng'' sản vật
Nghề làm bún ở Linh Chiểu (xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ).

Cũng là một trong những món ăn bình dị, người dân làng Hòa Thôn (xã Tam Hiệp) lại nổi tiếng với đặc sản cà dầm tương. Món ngon nhớ lâu, thế nên, người dân vùng xứ Đoài vẫn truyền miệng câu ca “Tre Đằng Ngà, tương cà Hòa Thôn”.

Ông Đỗ Hữu Trải, hộ làm cà dầm tương lâu đời ở Hòa Thôn cho biết, mỗi năm, gia đình làm hàng nghìn quả cà dầm tương. Muốn có sản phẩm tốt thì ngay từ khâu chọn nguyên liệu cũng phải rất kỹ lưỡng. Cà là loại cà bát trắng to, mỗi cân chỉ khoảng 3 quả, được hái buổi sớm, tươi ngon. Từng quả cà được làm sạch bỏ núm rồi xếp vào vại cùng muối tinh nén chặt độ gần một tháng mới lấy ra rửa sạch, chọc, vắt cho ra hết nước, sau đó xếp cà vào trong chum rồi đổ ngập tương.

Nước tương như chất bảo quản tự nhiên ướp những quả cà lép xẹp ngấm sâu vị mặn vào ruột. Cà ngâm trong tương không thể ăn xổi được, chí ít cũng phải 8 tháng đến 1 năm, càng lâu ăn càng ngon.

Nhờ sự kỳ công nên món cà dầm tương nơi đây tạo được hương vị riêng hấp dẫn du khách. Chị Hoàng Thị Thoàn, xã Tam Hiệp cho biết, vượt ra khỏi làng quê, cà dầm tương Hòa Thôn trở thành đặc sản. Vì thế, giá trị sản phẩm cũng được nâng lên, quả cà tuy nhỏ nhưng có giá từ 40 đến 50 nghìn đồng mỗi quả và là món quà biếu ý nghĩa cho người nơi xa.

Biến tiềm năng thành thế mạnh

Những năm gần đây, người dân Phúc Thọ đã nhanh nhạy trong phát triển kinh tế, biến những sản vật dân dã trở thành các sản phẩm hàng hóa, có giá trị cao. Ở xã Tam Hiệp, nhiều gia đình bắt đầu khôi phục lại nghề làm cà dầm tương.

Chị Hoàng Thị Thoàn (xã Tam Hiệp) cho hay: "Xã hội càng phát triển, kinh tế của các gia đình càng khá giả, nhu cầu thưởng thức các món đặc sản càng tăng. Dẫu cho quả cà muối thông thường ngoài chợ chỉ có giá vài nghìn đồng nhưng khi dầm tương có giá 40-50 nghìn đồng/quả - cao gấp cả chục lần thì người sành ăn vẫn sẵn sàng chi tiền để thưởng thức".

Phúc Thọ - ''mỏ vàng'' sản vật
 Cà dầm tương Hòa Thôn (xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ).

Chủ tịch UBND xã Sen Phương Nguyễn Văn Tín cho biết, hiện trên địa bàn xã có hơn 20ha "rau muống tiến vua" được người dân tiêu thụ tại các bếp ăn tập thể, thị trường trong và ngoài huyện. “Chúng tôi đang tuyên truyền để người dân hoàn thiện sản phẩm, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố để nâng cao hơn giá trị”, ông Nguyễn Văn Tín cho biết.

Không chỉ nổi tiếng với rau muống tiến vua, người dân làng Linh Chiểu còn nghề truyền thống làm bún, bánh cuốn, bánh tẻ, đậu phụ. Năm 2001, Linh Chiểu đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là làng nghề chế biến nông sản thực phẩm truyền thống.

Hiện nay, cả thôn có 225 cơ sở với gần 500 lao động duy trì và phát triển nghề. Mỗi năm, làng nghề mang lại giá trị sản xuất gần 500 tỷ đồng. Xã đang tập trung hoàn thiện thủ tục xây dựng thương hiệu nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm.

Bên cạnh những sản vật nức tiếng trong lịch sử, ngày nay, Phúc Thọ còn phát triển được nhiều nông sản hàng hóa có giá trị cao: Bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam, tương nếp xã Tam Hiệp, nghề bún, bánh thôn Linh Chiểu (xã Sen Phương), trồng hoa Tam Thuấn, Tích Giang… là những ví dụ điển hình. Nhờ đó, đời sống nông dân Phúc Thọ ngày càng được cải thiện. Nhiều gia đình trở nên giàu có nhờ nông nghiệp.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Lê Thị Kim Phương cho biết, từ năm 2019 đến 2021, Phúc Thọ đã có 50 sản phẩm được công nhận trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố. Trong đó, chiếm đa số là sản phẩm nông nghiệp như: Rau an toàn Thanh Đa, Vân Phúc; bưởi Vân Hà, Hiệp Thuận; chuối Vân Nam…

Phúc Thọ đang sôi nổi với các chuỗi hoạt động kỷ niệm 200 năm danh xưng. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn khẳng định, với tiềm năng rất lớn, định hướng của huyện Phúc Thọ là khai thác lợi thế gắn với phát triển nông sản đặc sản và du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm làng nghề. Huyện tiếp tục định hướng, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, làm du lịch bền vững, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp thương mại - du lịch nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và thu hút khách đến Phúc Thọ nhiều hơn nữa.

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Phúc Thọ - ''mỏ vàng'' sản vật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO