Khu Thập Tam Trại dấu tích thành Thăng Long

Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi - Ngày đăng : 08:53, 26/12/2022

Thập Tam Trại quận Ba Đình dấu tích của Thăng Long ngàn xưa. Chúng ta có thể khảo sát qua bản đồ, hiện vật khảo cổ, tục ngữ, ca dao, truyền thuyết và lễ hội.
7.png
Đình làng Lệ Mật, nơi thờ Thành hoàng họ Hoàng - ông tổ có công khai phá Thập tam trại. Ảnh: TUẤN TÚ

Chúng ta tự hào về những biến đổi kỳ diệu trong cuộc sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở Thập Tam Trại nay là làng Ngọc Hà, Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Đại Yên, Vạn Phúc, Vĩnh Phúc, Cống Yên, Cống Vị, Liễu Giai, Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Kim Mã, Giảng Võ. Thời Lý thuộc Quảng Đức, thời Nguyễn thuộc Tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận sau thuộc phủ Hoài Đức.

Từ thời Lý đây là khu vực nông nghiệp truyền thống “đất Ngọc Hà hoa Hữu Tiệp thuốc Đại Yên” đó là những làng nghề với những cô gái Hà Nội duyên dáng đi vào ca dao:

Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng

Thơm cành thơm rễ, người trồng cũng thơm

Có nhiều danh nhân văn hóa đã sinh sống ở đây: Vua Lý Huệ Tông (1210- 1224) Thái úy Lý Thường Kiệt (1009- 1105) nhà sư thi sĩ Huyền Quang (1254 – 1334), nữ sĩ Hồ Xuân Hương thế kỷ (1722-1822), Nguyễn Thượng Hiền (1868- 1925)…

Cảnh sắc Thập Tam Trại chứa đựng một không gian văn hóa lung linh, huyền thoại. Cái mới cái cũ đan xen cuốn hút hàng triệu du khách du lịch khi về Thủ đô tham quan du lịch, đền Voi Phục bên công viên, vườn thú Thủ Lệ khách sạn Daewoo chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) bên lăng Bác Hồ, nhà bảo tàng Hồ Chí Minh vào thế kỷ XI người anh hùng Lý Thường Kiệt năm 1075 chỉ huy trận tập kích đánh thẳng vào đất nhà Tống, sau đó năm 1077 đánh địch đại bại trên trận tuyến sông Cầu. Lý Thường Kiệt là người Thăng Long từng sinh sống ở phường Thái Hòa (phường Vĩnh Phúc nay) có mặt từ thời vua Lý Thái Tông giúp ba triều đại nhà Lý dày công vun đắp Đại Việt. Nhân vật cùng thời đi theo Lý Thường Kiệt vừa là lịch sử vừa là huyền thoại. Linh Lang (Lý Hoàng Chân) trong lịch sử Hoàng Chân dẫn đại thủy binh theo Thái uý vượt sông Cầu phá vỡ trận tuyến phía Đông của quân Tống. Thật kỳ vĩ khi ta thấy hình ảnh Hoàng Chân hy sinh trong tư thế vẫn đứng vững trên chiến thuyền, chìm dần xuống dòng nước. Cái chết oanh liệt của vị phó tướng gợi trong trí nhớ của người dân về một Linh Lang người con của thần Hồ Tây Dâm Đàm. Linh Lang giáng sinh là con vua Lý Thánh Tông, sau khi đánh tan giặc bèn hóa Giao Long trườn lên tảng đá rồi về Hồ Tây. tảng đá có vết lõm vẫn còn trong đền Voi Phục Linh Lang (Hoàng Chân) thành hoàng làng Đoài Môn có mộ ở ven sông Tô gần đền Thủ Lệ. Nay làng Đoài Môn thuyên chuyển, nhập cư về làng An Phú phường Nghĩa Đô. Đình có ngai thờ gọi Ông Đỏ (Linh Lang) bên cạnh các vị thần Nguyễn Bông và Nguyễn Toàn (ông tổ nghề kẹo). Có 269 nơi thờ từ sông Cầu sông Hồng tới sông Mã.

Đền Voi Phục phường Ngọc Khánh là một trong tứ trấn Thăng Long cùng với đền Bạch Mã, Kim Liên, Quán Thánh, một hiện tượng văn hóa đặc sắc không phải tỉnh thành nào trong nước ta cũng có. Đình Vĩnh Phúc thờ ông Hoàng Phúc Trung. Dưới triều vua Lý Thái Tông (1028 – 1052) ông có công chém thủy quái, cứu công chúa ở trên dòng Sông Đuống (Thiên Đức) không nhận vàng bạc vua ban chỉ xin đưa dân nghèo sang khai phá phía Tây kinh thành lập 13 Trại (hay còn gọi Kinh Quán còn Lệ Mật quê xưa của người anh hùng gọi là Cựu Quán)

- Đến ngày hai ba tháng Ba

Dân trại Nhị Hà ta vượt tham quê

Kinh quán cựu quán đề huề

Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây

(Ca dao)

Thiết nghĩ Núi Cung, núi Sưa, Lăng Bố Cái Đại Vương, Lăng Hoàng Phúc Trung cần được tôn tạo quy hoạch. Việc đặt tên đường phố cần chỉnh trang lại. Phố Thụy Khuê sao lại kéo dài tới chợ Bưởi. Đường Bưởi tại sao lại kéo dài tới Cầu Giấy (Cầu Tây Dương) Hồ Tây được quy hoạch, nhưng còn sông Tô dòng sông thưở nào:

Sông Tô nước chảy quanh co

Cầu Đông sương sớm, quán giò giăng khuya

( ca dao)

Đời sống dòng Sông cổ này chứa đầy ắp những sự tích huyền thoại và các di tích, lịch sử văn hóa Thăng Long. Sông Tô đã trở thành một ao tù vì mất nguồn do sông Hồng đổi dòng, do đắp đê Cơ Xá và do san lấp để xây dựng phố phường. Liệu bao giờ sông Tô được như sông Sen nước Pháp, Pô Tổ Mac nước Mỹ. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng trong đại hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội một lần có nói: Cái làm nên bản sắc của Thăng Long Đại Việt là cái hòa trộn giữa hư và thực, giữa thực và hư, huyền mà thực. Chúng ta cần chắt lọc ghi chép về không gian văn hóa của nhiều vùng quê: Hồ Tây, Hồ Gươm, Thập Tam Trại, sông Hồng, sông Tô, Văn Miếu, Cổ Loa, Chùa Hương, Chùa Thầy và Xứ Đoài tứ cung là đền và đền Hạ đền Măng Sơn và đền Thính..v.v.

Thủ đô ta mang tầm vóc không những với Việt Nam mà còn với cả năm châu bốn biển Đường Thành nhà Lý nằm trong khu Thập Tam Trại cùng đình, chùa, miếu, am, nhà thờ họ là những chứng tích của Thăng Long Đông Đô Hà Nội Thập Tam Trại. Lại là nơi làm việc yên nghỉ của Bác Hồ 1954 đến 1946 và 1954 đến 1969, Người là cha già dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Vùng đất thiêng này gợi cho ta nhớ Chiếu Dời Đô của vua Lý Thái Tổ “nơi Trung tâm mưu toan nghiệp lớn tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”. Bước đầu qua khai quật, chúng ta xác định thành cổ Thăng Long qua các di tích: Lầu Tĩnh Bắc Bắc Lầu Hậu Lâu, Đoan Môn Điện Kính Thiên, đấy là dấu tích của triều đại Lý, Trần, Lê, khu Thập Tam Trại là khu trầm tích của các làng cổ trại cổ ở phía Tây kinh thành theo chính sử ngay từ đầu đời Lý đã có các phường cư dân. Điều lý thú ấy giúp ta thấy chiều sâu của tầng Văn Hóa Thăng Long mang hệ giá trị của văn hóa Việt Nam khi ta đồng hành ở thế kỷ 21, tiến tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đẳng (1930-2230) và 100 năm thành lập Nước (1945-2045).

Vùng đất Văn Hiến gợi cho ta hướng tới cái thiêng liêng cao cả thành kính, hòa đồng với thiên nhiên tới cuộc sống nhân ái, bao dung, tình làng nghĩa xóm trên kính dưới nhường, trọng danh dự của bản thân gia đình, dòng họ, quê hương. Phải chăng có thể tìm tiếng nói Thăng Long qua tiếng nói của người dân ở vùng Thập Tam Trại quận Ba Đình và tiếng nói người Hà Nội hào hoa, thanh lịch qua tiếng nói của người dân ở khu phố cổ quận Hoàn Kiếm.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Văn Hậu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Văn Hậu