Thao thức mắt thơ trong "Cánh đồng ngủ đông"
Truyện - Ngày đăng : 11:40, 03/10/2020
Sau bốn tập thơ dầy dặn, Tạ Thu Yên đăng một số truyện ngắn và tản văn. Cứ nghĩ tác giả sang ngang để khai khẩn miền đất “ngủ đông” bấy lâu nay, nhưng không, mới đây, Tạ Thu Yên ra mắt tiếp tập thơ thứ 5 “Cánh đồng ngủ đông”.
Tạ Thu Yên học Đại học Tổng hợp Văn ngay từ năm 1975 nhưng chị không bị ảnh hưởng thơ truyền thống, thơ “đồng phục” với giọng điệu chính là ngợi ca, thời mà văn thơ được sáng tác theo nguyên lý chung. Thơ chị ít những bài dài, dàn tãi mê mải chạy theo mạch cảm xúc mà chủ yếu là thơ ngắn, câu thơ với phương pháp tu từ thuần thục có kỹ năng nên độ nén, sự cắt gọt đạt ngưỡng hàm súc. Từng con chữ được chị cô đọng, mã hóa nên “ý tại ngôn ngoại”.
Trong “Cánh đồng ngủ đông”, các thủ pháp nghệ thuật được dụng công nhuần nhuyễn. Tác giả sử dụng điệp ngữ, điệp từ thể hiện ngôn ngữ điện ảnh như thước phim dịch chuyển cơ học của đối tượng trong không gian và trường cảm xúc trên nền nhạc không lời: “Xuống chợ/ Xuống chợ” ta như nghe tiếng bước chân theo triền núi thấp dần, hiển hiện một cô gái H’Mông gùi xuân xuống chợ. “Xoay/ Xoay Xoay” là ô quay tròn quanh cán ô trên vai hay nhịp chân nhún nhảy, vòng bạc, váy xòe. “Ràn rạt/ Ràn rạt/ Ràn rạt” lại giống như tiếng gió cuốn hay đàn ngựa chạy trên đồng cỏ. Có bài tác giả điệp câu tới 5 lần (Câu thơ nhặt ở ven đồi), chạm sâu vào miền cảm thức của người đọc rằng vạn vật không vô tình... Phương pháp so sánh, đối nghĩa, đối cảnh, ngắt nhịp, nhân hóa, ẩn dụ… cũng tạo sự liên tưởng, chiều tâm cảm, tâm tình, tâm thức, chiêm nghiệm gây cảm ứng tức thì.
Thi ảnh trong “Cánh đồng ngủ đông” sắc nét, xuất thần, sống động và tươi rói. Hình ảnh với góc nhìn đắc địa của phóng viên ảnh (Tạ Thu Yên từng có giải về nhiếp ảnh), vì thế đậm đà chất thơ: “Vườn trưa rơi tiếng chim gầy/ Hồn quê xanh mãi những ngày xa quê”. Hay: “Những xá cày song sóng úp vào nhau” một hình ảnh thật đẹp sau buổi cày ải; hoặc “Sậm nâu và vạm vỡ/ Ngực căng đồng nằm thở/ Viên mãn chờ nước về”. Rồi những hình ảnh mang ngôn ngữ điện ảnh: “Chiều thu nắng đã nhạt ao/ Giọt sen cuối vụ lao xao gió đùa”, “Tu hú kêu bầy loang mặt nước/ Màu trời ngăn ngắt dải sông quê”. Hình ảnh bay trên hiện thực, biến ảo thành hình tượng, biểu tượng mơ mộng và khao khát. Mùa thu, mưa mùa hạ, được dùng làm hình tượng, biểu tượng của tình yêu xa vắng, buồn thương khi xa, khi gần: “Thế là mùa thu đi/ Mang theo mùa thương nhớ”, “Tưởng anh hôn vội hóa mùa thu sang”… Sóng, gió, sông, hồ, biển vốn là những hình tượng quen thuộc trong thơ nhưng với Tạ Thu Yên chúng thật đặc sắc: “Những ngày đi biển không nhau/ Sầm Sơn sóng có bạc đầu nhớ thương’’. Hay “… cơn mưa mùa hạ/ Òa xuống em sau khát cháy”, “Thu cùng ai thương nhớ đong đầy” và “Gió heo may hôn khẽ mặt hồ”; “…òa khi gặp nhau/ Chát mặn nụ hôn”. Người đọc có thể quên thơ nhưng sẽ không quên những câu thơ hay, những câu thơ mang đậm hồn vía tác giả: “Giọt vương mắt lá/ Giọt luồn buốt tim”, “Lá thì đỏ/ Gió ngu ngơ cuối trời”, “Thầm thì câu hát gửi nơi cuối trời” hay “Cát thì cũng chỉ cát thôi/ Bên trong cát có tình người thủy chung”…
Cả tập thơ là một mạch cảm xúc với những biên độ khác nhau. Tạ Thu Yên biết tạo cảm xúc, gây cảm xúc để thỏa thích đam mê sáng tác. Gắn bó với trung du nên âm hưởng chung trong “Cánh đồng ngủ đông” là chất giọng trung du bát ngát, trữ tình với tiết tấu chậm, tha thiết. Rất nhiều bài thơ đọc lên như hát đủ thấy chất nhạc trong thơ Tạ Thu Yên tự nhiên, trong sáng và hồn hậu.
Cũng như các tập thơ trước, Tạ Thu Yên còn dùng một số phương ngữ cũ. Bố cục một số bài còn lỏng và chưa cân đối. Nếu trong tập thơ có thêm hình ảnh minh họa bằng một số chấm phá mang tính ước lệ thì mở rộng hơn trường cảm ứng người đọc. Sau khi nghỉ công việc quản lý, Tạ Thu Yên sẽ giành nhiều thời gian cho đam mê văn, thơ, báo, ảnh. Người yêu thơ tin sẽ tiếp tục nhận được những ấn phẩm có tư chất riêng, hồn hậu, đằm thắm và tươi mới.
Tạ Thu Yên học Đại học Tổng hợp Văn ngay từ năm 1975 nhưng chị không bị ảnh hưởng thơ truyền thống, thơ “đồng phục” với giọng điệu chính là ngợi ca, thời mà văn thơ được sáng tác theo nguyên lý chung. Thơ chị ít những bài dài, dàn tãi mê mải chạy theo mạch cảm xúc mà chủ yếu là thơ ngắn, câu thơ với phương pháp tu từ thuần thục có kỹ năng nên độ nén, sự cắt gọt đạt ngưỡng hàm súc. Từng con chữ được chị cô đọng, mã hóa nên “ý tại ngôn ngoại”.
Trong “Cánh đồng ngủ đông”, các thủ pháp nghệ thuật được dụng công nhuần nhuyễn. Tác giả sử dụng điệp ngữ, điệp từ thể hiện ngôn ngữ điện ảnh như thước phim dịch chuyển cơ học của đối tượng trong không gian và trường cảm xúc trên nền nhạc không lời: “Xuống chợ/ Xuống chợ” ta như nghe tiếng bước chân theo triền núi thấp dần, hiển hiện một cô gái H’Mông gùi xuân xuống chợ. “Xoay/ Xoay Xoay” là ô quay tròn quanh cán ô trên vai hay nhịp chân nhún nhảy, vòng bạc, váy xòe. “Ràn rạt/ Ràn rạt/ Ràn rạt” lại giống như tiếng gió cuốn hay đàn ngựa chạy trên đồng cỏ. Có bài tác giả điệp câu tới 5 lần (Câu thơ nhặt ở ven đồi), chạm sâu vào miền cảm thức của người đọc rằng vạn vật không vô tình... Phương pháp so sánh, đối nghĩa, đối cảnh, ngắt nhịp, nhân hóa, ẩn dụ… cũng tạo sự liên tưởng, chiều tâm cảm, tâm tình, tâm thức, chiêm nghiệm gây cảm ứng tức thì.
Thi ảnh trong “Cánh đồng ngủ đông” sắc nét, xuất thần, sống động và tươi rói. Hình ảnh với góc nhìn đắc địa của phóng viên ảnh (Tạ Thu Yên từng có giải về nhiếp ảnh), vì thế đậm đà chất thơ: “Vườn trưa rơi tiếng chim gầy/ Hồn quê xanh mãi những ngày xa quê”. Hay: “Những xá cày song sóng úp vào nhau” một hình ảnh thật đẹp sau buổi cày ải; hoặc “Sậm nâu và vạm vỡ/ Ngực căng đồng nằm thở/ Viên mãn chờ nước về”. Rồi những hình ảnh mang ngôn ngữ điện ảnh: “Chiều thu nắng đã nhạt ao/ Giọt sen cuối vụ lao xao gió đùa”, “Tu hú kêu bầy loang mặt nước/ Màu trời ngăn ngắt dải sông quê”. Hình ảnh bay trên hiện thực, biến ảo thành hình tượng, biểu tượng mơ mộng và khao khát. Mùa thu, mưa mùa hạ, được dùng làm hình tượng, biểu tượng của tình yêu xa vắng, buồn thương khi xa, khi gần: “Thế là mùa thu đi/ Mang theo mùa thương nhớ”, “Tưởng anh hôn vội hóa mùa thu sang”… Sóng, gió, sông, hồ, biển vốn là những hình tượng quen thuộc trong thơ nhưng với Tạ Thu Yên chúng thật đặc sắc: “Những ngày đi biển không nhau/ Sầm Sơn sóng có bạc đầu nhớ thương’’. Hay “… cơn mưa mùa hạ/ Òa xuống em sau khát cháy”, “Thu cùng ai thương nhớ đong đầy” và “Gió heo may hôn khẽ mặt hồ”; “…òa khi gặp nhau/ Chát mặn nụ hôn”. Người đọc có thể quên thơ nhưng sẽ không quên những câu thơ hay, những câu thơ mang đậm hồn vía tác giả: “Giọt vương mắt lá/ Giọt luồn buốt tim”, “Lá thì đỏ/ Gió ngu ngơ cuối trời”, “Thầm thì câu hát gửi nơi cuối trời” hay “Cát thì cũng chỉ cát thôi/ Bên trong cát có tình người thủy chung”…
Cả tập thơ là một mạch cảm xúc với những biên độ khác nhau. Tạ Thu Yên biết tạo cảm xúc, gây cảm xúc để thỏa thích đam mê sáng tác. Gắn bó với trung du nên âm hưởng chung trong “Cánh đồng ngủ đông” là chất giọng trung du bát ngát, trữ tình với tiết tấu chậm, tha thiết. Rất nhiều bài thơ đọc lên như hát đủ thấy chất nhạc trong thơ Tạ Thu Yên tự nhiên, trong sáng và hồn hậu.
Cũng như các tập thơ trước, Tạ Thu Yên còn dùng một số phương ngữ cũ. Bố cục một số bài còn lỏng và chưa cân đối. Nếu trong tập thơ có thêm hình ảnh minh họa bằng một số chấm phá mang tính ước lệ thì mở rộng hơn trường cảm ứng người đọc. Sau khi nghỉ công việc quản lý, Tạ Thu Yên sẽ giành nhiều thời gian cho đam mê văn, thơ, báo, ảnh. Người yêu thơ tin sẽ tiếp tục nhận được những ấn phẩm có tư chất riêng, hồn hậu, đằm thắm và tươi mới.