Nhịp sống Hà Nội

Mưa lạnh ngày xuân, tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông tấp nập hành khách

Quỳnh Chi 16:46 24/02/2024

Những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, tuyến tàu điện đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông luôn tấp nập hành khách di chuyển đến nơi làm việc, trường học, văn phòng... bởi Hà Nội có không khí lạnh kèm mưa phùn.

22.jpg
Hành khách chờ tàu điện hướng Yên Nghĩa đi Cát Linh dừng để lên tàu.

Trong khoảng 3 ngày trở lại đây (21 đến 24/2/2024), thời tiết Hà Nội nhiều mây, khu vực nội đô có mưa nhỏ, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trời lạnh. Chính vì điều này ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của người lao động đến nơi làm việc, cũng như hành trình đến trường của các em học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.

Với điều kiện thời tiết kể trên, tuyến tàu điện đường sắt đô thị số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông) có chiều dài 13,05 km với độ an toàn cao, giá thành hợp lý, đi – đến đúng giờ, không xảy ra tình trạng tắc, nghẽn như đi xe máy, xe ô tô cá nhân trên phố được nhiều người dân lựa chọn di chuyển tới cơ quan công sở, trường học, cửa hàng...

12(1).jpg
Khung cảnh hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa) sương mù nhẹ, mưa nhỏ vào đầu giờ sáng ngày 23/2/2024 nhìn qua ô cửa kính tàu điện trên cao.

Tàu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cũng được hành khách lựa chọn vì có nhiều ga dừng – đón tại các tuyến đường, phố như Cát Linh, Hào Nam, Đê La Thành, Hoàng Cầu, Láng, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Quang Trung, Yên Nghĩa có rất nhiều cơ quan nhà nước, khu dân cư, khối doanh nghiệp văn phòng, các trường đại học.

Theo quan sát của Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội, thời tiết mưa lạnh như những ngày qua, trong giờ cao điểm buổi sáng và cuối giờ chiều, các chuyến tàu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông luôn tấp nập hành khách.

19.jpg
Người dân mua vé ngày đi tàu điện đường sắt trên cao tại máy bán vé tự động đặt ở các nhà ga.
16.jpg
Tàu điện Cát Linh - Hà Đông đi qua đường Vành đai 3 trên cao (nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến) lúc hơn 7 giờ sáng ngày 23/2/2024. Có thể thể dưới mặt đất, tuyến đường đã ken đặc hàng dài phương tiện, dễ dẫn tới ùn tắc giao thông.

“Tôi đi tàu trên cao từ Ga Văn Khê (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) lên ga cuối Cát Linh (phường Cát Linh, quận Đống Đa) hơn 10km nhưng chỉ hết khoảng 20 phút, vé lượt chỉ 14.000 đồng. Nếu mưa gió và lạnh, cũng với quãng đường này, tôi đi xe máy nhanh cũng phải mất cả tiếng đồng hồ vì đầu giờ làm buổi sáng và khi tan tầm buổi chiều hay bị tắc đường. Đi tàu trên cao vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không sợ trễ giờ làm việc và nhất là không phải đứng chôn chân khi kẹt xe như đi xe máy”, chị Tống Thị Phượng (phường Yên Nghĩa), chia sẻ.

Một nhân viên bảo vệ làm việc tại ga Phùng Khoang tuyến tàu điện đường sắt Cát Linh – Hà Đông, cho biết, không chỉ ngày mưa rét, thường ngày có rất đông người dân tới để đi tàu điện vì tiện lợi, an toàn, nhanh chóng, văn minh.

17.jpg
Nhân viên bảo vệ tại ga Phùng Khoang đang chuẩn bị đón tàu điện dừng đón, trả khách tại ga.

Thông tin về lưu lượng khách đi tàu điện, ông Vũ Hồng Trường - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, tính đến hết năm 2023 (26 tháng vận hành), tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển gần 20 triệu lượt hành khách. Hiện nay, tàu điện của tuyến phục vụ khoảng 35.000-36.000 lượt hành khách/ngày. “Lượng khách đi trải nghiệm tàu đã giảm, thay vào đó khách là người đi học, đi làm có nhu cầu đi tàu thực sự, thường xuyên đã được duy trì”, ông Vũ Hồng Trường, thông tin thêm.

Một số hình ảnh tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông tấp nập hành khách gần đây Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội ghi lại được:

20.jpg
Các em nhỏ đi thang máy lên khu vực ngồi chờ tàu điện đến để tới trường, lớp.
21.jpg
Chờ tàu đến ga.
26.jpg
Mỗi đoàn tàu có 4 toa, có sức chứa lên đến 1000 hành khách. Tàu điện sẽ dừng tại mỗi ga để hành khách lên xuống khoảng 30 giây. Tần suất chạy từ 6 - 7 phút mỗi chuyến, giờ cao điểm có thể giảm xuống 2 - 3 phút/chuyến.
7.jpg
Hành khách nào lên tàu ở đầu tuyến Cát Linh hoặc Yên Nghĩa sẽ có ghế ngồi vì tàu sẽ đợi trong vài phút rồi di chuyển theo giờ đã định.
23(1).jpg
18.jpg
Khách ở các ga không thuộc điểm đầu thường phải đứng vì ghế ngồi đã kín chỗ. Tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông có nhiều hành khách lựa chọn trong ngày mưa lạnh đầu xuân.
15.jpg
Các toa tàu điện thường không còn chỗ trống vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều.
24.jpg
Hành khách quan sát lộ trình của tàu tại cửa ra vào để xuống ga.
11.jpg
Tàu điện tới ga, hành khách khẩn trương xuống tàu.
5.jpg
Khẩn trương di chuyển tới nơi làm việc, trường học...
3.jpg
10.jpg
Ga Cát Linh tấp nập hành khách.
1.jpg
Người dân đang trao đổi với nhân viên nhà ga, nhờ tư vấn làm vé tháng. Được biết, giá vé tháng thông thường: 100.000 VNĐ/vé; mua theo hình thức tập thể (từ 30 người trở lên): 140.000 VNĐ/vé; Các đối tượng không ưu tiên: 200.000 VNĐ/vé./.

Quỳnh Chi