Ẩm thực

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ 

Ngân Hà (t/h) 20/06/2023 17:59

Vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên, thần linh mong một mùa vụ bội thu. Vậy mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?

mam-cung-tt-doan-ng-3-min-chun-nht_bb436980.jpg

Tết Đoan Ngọ hay còn có tên gọi khác là Tết Đoan dương, được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm. Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào ngày thứ Năm, ngày 22/6 Dương lịch.

Đoan Ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa (đoan: Mở đầu, ngọ: Giữa trưa). Bởi vậy, lễ cúng diễn ra vào giờ Ngọ, từ 11h đến 13h.

Theo truyền thống, người dân thường làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng thành, cầu mong một vụ mùa bội thu, có nhiều sức khỏe và gặp may mắn. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm: Vải, mận, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)... Ngoài ra, theo phong tục của từng vùng miền, mâm cúng còn có thêm các lễ vật khác, đặc trưng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản bao gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Rượu nếp

- Các loại hoa quả (mận, vải...)

- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

- Xôi, chè

Vải hay mận là loại quả gần như bắt buộc phải có trong mâm cúng.

anh-5-tet-doan-ngo-2023-1-1133.jpg

Ở miền Bắc, mâm cúng còn có thêm cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm. Ngoài ra còn có rượu nếp, bánh tro giúp giải nhiệt cơ thể.

Bánh tro làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật.

Ở miền Trung, người dân còn cúng thêm cơm rượu, thịt vịt, chè kê.

Ở miền Nam, ngoài cơm rượu giống miền Bắc, mâm cúng còn có bánh ú, chè trôi nước ăn cùng nước đường. Người dân miền Nam thường mua vải thiều loại to, đẹp để cúng trong Tết Đoan Ngọ.

photo-1-1654132368449578227660.jpeg

Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để đoàn tụ gia đình và mang ý nghĩa to lớn trong văn hóa cổ truyền người Việt. Một mâm lễ nhỏ cũng tượng trưng cho lòng thành đối với gia tiên, cầu chúc những điều tốt đẹp cho gia đình và mùa màng bội thu, no ấm./.

Ngân Hà (t/h)