Nông nghiệp Việt Nam: Cần một cuộc cách mạng KH&CN
Tin tức - Ngày đăng : 16:56, 12/05/2009
àp lực đối với nông nghiệp Việt Nam
Theo số liệu năm 2008, Việt Nam hiện đang sử dụng khoảng 9,4 triệu ha cho nông nghiệp, trong đó diện tích trồng lúa chiếm đa số, khoảng 3,9 triệu ha.
Tuy nhiên, có những địa phương trồng 2 hoặc 3 vụ, nên tổng số diện tích trồng lúa được nâng lên khoảng 7,3 triệu. Ngoà i ra còn gần 2 triệu ha trồng dừa, cao su, trà , cà phê...và hơn 1,4 triệu ha trồng rau hoa quả. 2 triệu ha còn lại dùng sản xuất các mặt hà ng khác.
Trong 7 năm (2000 - 2007), quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã thu hồi trên 500 nghìn ha đất, chiếm 5% đất nông nghiệp. Ngoà i ra, một bộ phận nhân dân không tha thiết với việc đồng áng đã là m cho một phần diện tích đất bị hoang hoá.
Diện tích đất trồng lúa liên tục bị thu hẹp. Năm 2000, có gần 4,5 triệu ha đất trồng lúa, đến năm 2006 giảm xuống còn 4,1 triệu ha và đến nay chỉ còn 3,9 triệu ha. Như vậy, trung bình mỗi năm giảm tới gần khoảng 80 nghìn ha. Đất bị mất phần lớn là đất tốt phì nhiêu.
Nông dân Việt Nam vẫn canh tác theo kiểu thủ công. Ảnh minh hoạ
Bên cạnh việc bê tông hoá đất nông nghiệp, tốc độ tăng dân số của Việt Nam trong những năm qua cũng đã gây "áp lực" tới việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp. Năm 1975, cả nước có khoảng 50 triệu người, năm 2003 tăng lên 82 triệu người. Theo số liệu mới công bố năm 2009, số dân việt nam đã ở con số 86 triệu người, nếu cứ tăng theo chiửu nà y, năm 2025 nước ta sẽ có khảng 120 triệu dân.
Diện tích đất có thể trồng trọt được của Việt Nam không nhiửu, chỉ khoảng 10 - 11 triệu ha. Trong đó, sử dụng hiệu quả chỉ ở Đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, nhưng diện tích của hai đồng bằng nà y liên tục giảm.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 1996, nước ta đã hoà n chỉnh 75 hệ thống dẫn thủy cỡ lớn và vừa, 743 hồ lớn, 1017 hồ nội bộ trang trại, 4712 kênh, hơn 1700 trạm bơm và hà ng ngà n km kênh đà o. Nhưng để giữ được lượng nước mưa và đạt được nước có chất lượng cao là thách thức lớn của nông nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc tìm giải pháp thích ứng cho nông nghiệp khi khí hậu biến đổi và mực nước biển dâng cũng là thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam.
Hiện Việt Nam có 43 triệu người đang trực tiếp tham gia sản xuất trên 75 triệu mảnh ruộng manh mún, đa số là phụ nữ, trình độ khoa học kử¹ thuật thấp. Vì vậy, muốn công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá thà nh công phải có sự tham gia của nông dân.
Bao giử mảnh ruộng có giá trị như mảnh đất đô thị?
à”ng Nguyễn Quốc Vọng - ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến hai cuộc cách mạnh ở nông thôn cho người nông dân. Đó là người dân được chia ruộng và toà n quyửn quyết định với mảnh ruộng đó. Bây giử, nông dân Việt Nam cần một cuộc cách mạng vử tri thức để biến mảnh ruộng của mình có giá trị cao như miếng đất đô thị.
Cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh minh hoạ
Theo ông Vọng, giải pháp vử khoa học kử¹ thuật sẽ là một lựa chọn cho phát triển nông nghiệp bửn vững. Việc phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ đồng nghĩa với việc xây dựng trước hết cho nông dân một kiến thức cao vử khoa học công nghệ. Từ đó, giúp nông thôn biết quy hoạch đất đai, mạnh dạn khoanh vùng để giữ gìn bử xôi ruộng mật, biết ứng dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ, IPM, GAP bảo vệ môi trường...
Ngoà i ra, các giải pháp cải thiện hạ tầng cơ sở để lột xác nông thôn cũng là việc nên là m. Với cơ sở hạ tầng yếu kém khó khăn trong vận chuyển, kử¹ thuật thô sơ, thủ tục hà nh chính rườm rà .. đó là chưa kể đến tình hình nông dân bị thương lái và các tổ chức khống chế...Đây chính là lý do ngăn cản sức bật của nông nghiệp, nên phải mạnh dạn phá vỡ những tương quan chằng chịt để lột xác nông thôn, biến nơi đây thà nh mảnh đất phì nhiêu, sẵn sà ng cho hạt giống khoa học phát triển.
Mặc dù, xuất khẩu nông - lâm - ngư nghiệp trong năm 2008 là hơn 16 tỷ USD, nhưng không phải là tăng năng xuất và chất lượng mà do nhu cầu của thế giới tăng. Chúng ta có nhiửu lợii thế nên phân bổ hợp lý đất, người và đặt ưu tiên phát triển mặt hà ng nông nghiệp nà o kinh tế nhất cho thị trường trong và ngoà i nước.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng: Người nông dân chử đợi nhiửu từ nghiên cứu mới của các nhà khoa học. Bên cạnh đó, việc tìm đầu ra cho sản phẩm của người nông dân cũng không phải là dễ dà ng. Nhà nước đã già nh một khoản tiửn để kích cầu nông nghiệp, nhưng định hướng cho người nông dân cũng là một việc nên là m.
Cùng chung ý kiến trên, GS NGuyễn Văn Chiển còn đử nghị vử nhiệm vụ chiến lược để xây dựng 1 trung tâm hoặc viện sinh học đủ năng lực, tầm cỡ phục vụ công tác nghiên cứu. Bên cạnh đó, trả lương đủ sống để các nhà khoa học yên tâm cống hiến các nghiên cứu thiết thực, nhất là những đử tà i liên quan đến nông nghiệp.